TINH HOA XANH

Thục địa hoàng

Thục địa là do Sinh địa chế biến thành, được ghi đầu tiên trong sách Bị ấp thiên kim yếu phương, tập 27 với tên Thục địa hoàng.

Thục địa là phần rễ của cây Sinh địa hoàng ( Rehmannia glutinóa Libosch, thuộc họ Hoa mõm chó ( SCOPHULARIACEAE).

Tính vị qui kinh: vị ngọt, tính hơi ôn, qui kinh Can, Thận.

Thành phần chủ yếu:

B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose.

Tác dụng dược lý:

Dưỡng huyết tư âm, bổ tinh ích tủy. Chủ trị các chứng huyết hư, phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng lậu .can thận âm hư, chứng tiêu khát, tinh huyết hư.

Theo các Y văn cổ:

  • Sách Bản thảo thập di: "ôn bổ".
  • Sách Trân châu nang: "đại bổ huyết hư, bất túc thông huyết mạch, ích khí lực".
  • Sách Bản thảo cương mục (tập 16): "bổ cốt tủy, trưởng cơ nhục, sinh tinh huyết, bổ ngũ tạng, nội thương bất túc.làm rõ tai mắt, làm đen răng tóc, nam tử ngũ lao thất thương, nữ tử thương trung bào lậu, kinh lậu bất điều, thai sản bách bệnh".
  • Sách Cảnh nhạc toàn thư:" bổ huyết lấy Thục địa làm chính mà Khung, Quy làm tá dược. Trị âm huyết hư không thể không có Thục địa".
  • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: "bổ huyết lấy Thục địa mà nấu chưng rượu, vị đắng thành ngọt, tính lương thành ôn vào kinh can bổ huyết... ích tâm huyết, bổ thận thủy".
  • Sách Bản thảo tùng tân: " tư thận thủy cốt tủy, lợi huyết mạch, bổ ích chân âm, làm rõ tai mắt, làm đen râu tóc. Còn bổ tỳ âm, trị cửu tả, trị lao thương phong tý, âm hư phát nhiệt, ho khan, ho có đàm, suyễn, tức khó thở. sau khi mắc bệnh chân đùi đau nhức, sau đẻ bụng rốn đau cấp, chứng cảm âm hư, tiện táo, không ra mồ hôi, các chứng huyết động, tất cả chứng can thận âm hư, bách bệnh hư tổn là chủ dược thuốc tráng thủy".
  • Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấyNước sắc Địa hoàng có tác dụng kháng viêm. Đối với chuột cống, thực nghiệm gây sưng tấy bằng Formalin vùng chân đùi, thuốc làm giảm sưng rõ. Địa hoàng làm hạ đường huyết. Cũng có báo cáo nói Địa hoàng làm tăng cao đường huyết của chuột cống hoặc không ảnh hưởng đến đường huyết bình thường của thỏ. Thuốc có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm. Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ thượng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa và Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của cocticoit.

Ứng dụng lâm sàng:

Trên lâm sàng Đông y, thường dùng Thục địa trong các bài thuốc để trị các chứng:

- Trị chứng huyết hư kinh nguyệt không đều ở phụ nữ hoặc các chứng huyết hư khác như sắc da tái nhợt, váng đầu, hoa mắt, ù tai, thiếu máu: thường dùng bài Tứ vật thang (Cục phương) gia giảm.

- Trị chứng âm hư ( hư nhiệt sốt âm ỉ vào chiều tối nặng hơn, sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm, môi khô, lưỡi thon đỏ, mạch tế, sác) thường gặp trong các bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, bệnh ung thư suy kiệt, bệnh chất tạo keo, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh suy giảm miễn dịch... tùy tình hình bệnh lý có thể chọn dùng các bài thuốc

Đối với những bệnh viêm thận mạn, huyết áp cao, tiểu đường, suy nhược thần kinh thể âm hư, dùng bài Lục vị gia giảm có kết quả tốt, có thể cải thiện chức năng thận ( Nghiên cứu dược lý bài Phức phương Lục vị địa hoàng hoàn, Tác dụng của thuốc đối với huyết áp và chức năng thận đối với mô hình viêm thận của chuột trắng to - Tạp chí Nội khoa Trung hoa 12:23-25,1964.

- Trị hư suyễn: Kinh nghiệm cổ nhân có nói: " Thục địa là thuốc trị hư đờm". Bệnh nhân hư suyễn có thể dùng Thục địa uống thay trà phối hợp với Ngưu tất càng tốt.

- Trị táo bón do âm hư: thường trở thành tập quán dùng Thục địa 80g sắc với thịt nạc heo uống.

- Trị tiểu đường: dùng bài:

- Trị huyết áp

- Trị viêm thoái hóa cột sống

- Trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh

Liều lượng thường dùng và chú ý lúc dùng:

  • Liều: 10 - 30g, thuốc sắc, nấu cao, hoàn tán.
  • Chú ý:
  1. Thục địa tính nê trệ cùng dùng với Trần bì, Sa nhân để dễ tiêu hóa hấp thu.
  2. Theo kinh nghiệm cổ truyền: Thục địa sao thành than để cầm máu.
  3. Thục địa ngâm rượu vừa có tác dụng bổ huyết vừa hoạt huyết.
  4. Trường hợp tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, ăn kém hay đầy bụng, lúc cần nên phối hợp thuốc kiện tỳ hành khí.

 

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""