TINH HOA XANH

Tác dụng chữa bệnh của cây Bàng

Tên thường dùng còn gọi là Quang lan

Tên khoa học là Terminaliacatappa.

Thuộc họ Bàng (COMBRETACEAE)

Cây Bàng không chỉ là cây bóng mát mà còn là một cây thuốc quý. Bàng là một cây to, có thể cao tới 25m, cành mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái lọng. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt phiến lá dài 20-30cm, rộng 10-13cm. Hoa nhiều mọc thành bông dài 15-20cm, trên cán bông có lông. Quả hình bầu dục, nhẵn dẹt với hai bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4cm, rộng 3cm, dày 15mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Mùa quả tháng 8-10.

Lá Bàng tính mát, vỏ cây và vỏ quả có tác dụng làm săn da và niêm mạc, hạt có vị ngon, béo.

Công dụng:

Tại một số vùng nhân dân dùng vỏ Bàng sắc uống chữa lị, ỉa chảy và rửa các vết loét, vết thương.

Lá còn dùng sắc uống chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.

Hạt dùng chữa ỉa ra máu, có thể dùng hạt ép lấy dầu để ăn hay dùng trong công nghiệp.

Tại một số vùng, nhân dân dùng vỏ Bàng sắc uống chữa lỵ, ỉa chảy và rửa các vết loét, vết thương.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bàng

Chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi:

Búp hoặc lá Bàng non, lá Hương nhu, Cúc tần, mỗi vị 10 g sắc uống.

Chữa ghẻ và sâu quảng:

Búp bàng non, phơi khô, tán thành bột mịn, rắc.

Chữa đau nhức, tê thấp:

Búp bàng non dùng tươi, xào nóng chườm vào chỗ đau.

Chữa sâu răng, viêm quanh răng:

Búp non hoặc vỏ thân bàng sắc đặc. vỏ thân có thể ngâm rượu, ngậm, ngày 3 lần.

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""