TINH HOA XANH

Saffron đắt hơn vàng - có gì đặc biệt?

Saffron ( tên khoa học: Crocus s Ativus L. , Tên Anh văn: Saffron ) thuộc lớp Diên Vĩ (IRIDACEAE) loài Phiên hồng hoa (Crocus ) có tên khác là Phiên hồng hoa, Tây hồng hoa, Tàng( Tạng) hồng hoa. Saffron là dược liệu, hương liệu, nguyên liệu làm đẹp quý giá. Là một loại thảo dược được sử dụng phạm vi rộng rãi, bởi có có khá nhiều công hiệu quý như lưu thông máu hóa ứ, mát máu giải độc, giải uất ức an thần, làm đẹp dưỡng nhan sắc,có tác dụng trợ giúp đối với dự phòng bệnh về mạch máu của tim và não, điều tiết chức năng gan thận.
Đặc biệt những công dụng như làm đẹp, dưỡng nhan sắc, xóa mờ vết thâm, nám của saffron giúp ích đắc lực cho công cuộc làm đẹp của phái nữ, được xem là một trong những thảo dược hàng đầu để cứu cánh cho việc "làm đẹp bằng tự nhiên", ngoài ra nhờ đặc điểm tác dụng "hướng kép" vừa hoạt huyết hóa ứ, lý huyết, hành huyết, lại vừa có thể bổ huyết, dưỡng huyết, saffron có tác dụng tích cực trong các chứng kinh nguyệt không đều, tắc kinh, đau bụng kinh, hậu sản ứ máu xấu làm đau bụng  nếu có những bệnh lí này cần được thầy thuốc tư vấn khi sử dụng để đạt hiệu quả cao và không xảy ra tác dụng không mong muốn)


I) CÔNG HIỆU VÀ TÁC DỤNG
Lý Thời Trân, danh y thời Minh trong « Bản thảo cương mục » có ghi : “ Phiên hoa hồng (Trung Quốc cho rằng loại thảo dược này xuất xứ từ Tây Tạng, không biết xuất xứ từ Ba Tư, mà Tây Tạng là Phiên thuộc của Hoa Hạ nên mới gọi là Phiên hồng hoa), dân bản địa gọi là Hồng lam hoa .Thời Nguyên nó được lấy làm hương liệu chế biến thức ăn. Theo như Trương Hoa trong « Bác vật chí » nói: khí bình, vị ngọt không độc. Chủ trị chứng tâm tình ưu uất tích tụ, bức bối khó chịu không dứt, có công hiệu hoạt huyết. Dùng lâu khiến con người vui vẻ, lại trị được chứng hồi hộp ngực”
Sách " Bản thảo phẩm hội tinh yếu" cũng viết Saffron chủ trị tâm tình u uất buồn tích, bực mình không tiêu tan, tăng cảm giác ngon miệng, dùng lâu dưỡng nguyên khí, nhan sắc thêm sắc sảo.
Sách y dược cổ của Iran ghi lại Saffron có công hiệu và tác dụng như sau : Saffron điều trị các chứng nhức đầu, đau răng, có tác dụng lợi tiểu, dưỡng thần, làm đẹp, tráng dương, giải độc, lưu thông máu . Người Ấn Độ dùng Saffron điều trị các chứng phát sốt, uất ức, viêm khớp, suy sinh dục.


Tục truyền rằng, Hoàng đế phái nữ duy nhất của Trung Hoa là Võ Tắc Thiên cũng thường đem Saffron( tàng hồng hoa) làm trà dùng để uống nhờ đó mà đạt được hiệu quả làm đẹp, dưỡng nhan sắc. Mặt khác, do tác dụng giảm cholesterol, thúc đẩy chuyển hóa chất béo, cho nên thường xuyên sử dụng Saffron còn giúp giảm cân đẹp dáng.
Những nghiên cứu dược lý học hiện đại phát hiện Saffron có hiệu quả giảm thiểu sự hình thành của xơ vữa động mạch dạng đốm , giảm thấp cholesterol, thúc đẩy chuyển hóa chất béo nhờ đó làm giảm chỉ số mỡ máu, Saffron có tác dụng chống ôxy hoá, đồng thời còn có tác dụng hưng phấn tử cung, lưu thông máu, cầm máu, kháng viêm thận, thúc đẩy lưu lượng máu tuần hoàn của động mạch nuôi võng mạc.
Những năm gần đây Saffron được dùng rộng rãi cho việc điều trị cho bệnh động mạch vành, đau thắt ngực và chứng viêm thuyên tắc ở động mạch, hơn nữa còn có tác dụng điều tiết rất hiệu quả đối với các rối loạn chuyển hóa như cao huyết áp, tăng đường huyết và cao mỡ máu. Đồng thời nghiên cứu còn chỉ ra Saffron không chỉ có tác dụng dự phòng và điều trị các bệnh mạch máu tim não mà còn có hoạt tính tốt để kháng ung thư.
Saffron đã được giám đốc cục quản lí vệ sinh và an toàn thực phẩm Trung Quốc phê chuẩn có các chức năng tăng cường sức miễn dịch, điều tiết huyết áp, giảm mỡ máu, giảm lao nhọc, nâng sức đề kháng, trừ mụn, xóa mờ nám, tàn nhang, giảm táo bón.

II) CÁCH DÙNG Saffron( Tàng hồng hoa)

1. Trà Saffron
Phương pháp ngâm chế: lấy 5-10 nhánh Saffron, ngâm với nước sôi để uống, có thể ngâm được 3-5 nước, sau cùng thì nhai luôn cả xác. Cấm kị : phụ nữ có thai, phụ nữ đang hành kinh và bệnh nhân có bệnh lí xuất huyết cần sử dụng thận trọng (tốt nhất không nên dùng khi không có tư vấn chuyên môn)

2, Rượu Saffron
- Rượu Tàng hồng: Saffron 3-4g , Rượu trắng 500ml, ngâm một tuần sau có thể dùng, mỗi ngày 20~30 ml
- Rượu bổ huyết tàng hồng: thục địa 500 g, đương quy 250 g, Saffron 25 g, cẩu kỷ tử 250 g, phật thủ 25 g, long nhãn nhục (cơm quả nhãn) 250 g, nhân hạt thông 250 g, phục thần 100 g, trần bì 500 g, rượu trắng 5 lít, ngâm một tháng sau có thể dùng (tốt nhất sau 100 ngày), mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50ml , uống trong hoặc sau ăn. Có tác dụng bổ thận sinh tinh, kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết thông lạc, chuyên dùng điều trị chứng thận kém huyết hư, đầu váng lưng đau, ăn kém mệt mỏi, mất ngủ, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Lượng dùng của rượu ngâm tàng hồng hoa thực tế mỗi người cần lượng khác nhau nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn. Cấm kị giống với trà hồng hoa.

3, Cháo Tàng hồng
Cách 1: gạo tẻ 100 g, Saffron 10~20 nhánh , châm nước số lượng vừa phải, nấu cháo, mỗi ngày một lần. Áp dụng cho người bị chấn thương máu ứ gây đau đớn khó chịu, viêm gan mạn tính, bệnh động mạch vành, đau thắt ngực và bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não.
Cách 2: Saffron 10~20 nhánh dùng nước sôi ngâm, gạo tẻ 100g, nấu gạo với một ít nước, sau khi sôi thì thêm nước ngâm tàng hồng hoa, nấu thành cháo để dùng, tác dụng như trên.

4, Cao đắp da:
- Cao đắp trắng da Tàng hồng: Saffron 1 g, bạch chỉ 10 g, hoa đào 10 g, nghiền thành bột, thêm mật ong lượng thích hợp làm cao đắp mặt
- Cao đắp da Tàng hồng- rượu vang đỏ: Saffron 1 g nghiền thành bột , bột ngọc trai lượng vừa phải, mật ong 1 muỗng, dùng rượu vang đỏ để trộn thành hỗn hợp đắp mặt
***Cách dùng: rửa mặt bằng nước sạch, lau khô, đắp hỗn hợp cao đắp một lớp mỏng, thoa đều, để da nghĩ 15-20 phút với hỗn hợp thoa, sau đó rửa sạch với nước ấm, sau cùng rửa 1 lần sau chót bằng nước nhiệt độ thường.
- Bổ sung cách chế dịch đắp đơn giản hơn: dùng 5 - 10 nhụy bỏ vào 1 muỗng sữa bò tươi không đường... khuấy đều tầm 5 đến 10 phút, sau đó bôi lên phần cần làm đẹp, giúp da sáng, mịn, xóa mờ thâm nám.

Cao đắp mặt Saffron có công hiệu làm tăng độ sáng và đàn hồi của làn da, chống vết nhăn, xóa mờ thâm nám, chống oxy hóa và lão hóa da.

 

III) CÁCH PHÂN BIỆT THẬT GIẢ

Cách 1: lấy 2-3 nhánh Saffron, ngâm trong một ít nước ấm, quan sát nước màu sắc biến hóa, nếu như hiện sắc vàng trong (hoàng kim sắc) thì là Tàng hồng thật, nếu hiện màu đỏ thì là Tàng hồng giả

Cách 2: Lấy 1 nhánh Saffron thấm một ít nước rồi lôi ra, sau đó dùng sức chà qua giấy trắng, nếu như trên tờ giấy trắng hiện lằn nước màu vàng trong  (hoàng kim sắc) thì là Tàng hồng thật, nếu hiện lằn nước màu đỏ là hàng giả.

 

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""