TINH HOA XANH

“Mật gấu” mà không phải là “mật gấu”

Mật gấu là vị thuốc quý trong dân gian, được dùng để chữa nhiều bệnh nhưng phổ biến nhất là dùng ngoài. Mật gấu có tác dụng làm hết sung huyết, xoa bóp chữa những chỗ sưng đau do ngã hay bị thương. Mật gấu rất đắt và lại hiếm, không phải ai cũng có sẵn, nhất là bà con ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Có hai loại “mật gấu” mà không phải là “mật gấu” có tác dụng làm thuốc xoa bóp rất hiệu nghiệm mà lại dễ kiếm. Đó chính là cây Cối xay và hạt Gấc. Khi bị ngã bầm tím, sung huyết, sưng đau, một trong hai loại “mật gấu” trên sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
Cách làm như sau:
“Mật gấu” từ cây Cối xay: Lá Cối xay một nắm, sắc đặc (khoảng một bát ăn cơm) uống.


“Mật gấu” từ hạt Gấc: Hạt Gấc 100 hạt, chia làm ba lần, kẹp vào vỉ nướng chả để đốt. Lật đi lật lại cả hai mặt cho nửa phần bên ngoài của vỏ hạt cháy thành than còn nửa phần bên trong và nhân khô có màu vàng, chưa thành than. Sau đó giã nhỏ, ngâm với nửa lít rượu (300 – 400). Tùy theo phạm vi vết thương, mỗi lần dùng 5 – 15ml để bôi và xoa bóp bên ngoài da, không uống.
Chú ý: Cả hai loại “mật gấu” mà không phải là “mật gấu” trên chỉ dùng cho vết thương bầm tím do bị ngã, bị thương nhưng xương không bị gãy.

Chu Công (CTQ số 30)

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""