Trong y học cổ truyền, hoa Tử uy là bộ phận dùng làm thuốc khi hoa mới nở, ngọt, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng ích khí, lương huyết, làm tan máu tụ, điều hòa kinh nguyệt, chủ trị các bệnh của phụ nữ.
Tử uy tên khác là Đăng tiêu, Lăng tiêu, Nữ uy, là một loại dây leo với tán lá luôn xanh. Rễ chùm mọc từ thân cây. Trong y học cổ truyền, hoa Tử uy là bộ phận dùng làm thuốc khi hoa mới nở, ngọt, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng ích khí, lương huyết, làm tan máu tụ, điều hòa kinh nguyệt, chủ trị các bệnh của phụ nữ. Liều dùng hàng ngày là 5-10g dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm, hoặc hãm hoặc thuốc bột.
Có thể dùng Tử uy với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
- Chữa kinh nguyệt không đều: hoa Tử uy 40g, Nga truật 20g, Đương quy 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6-8g.
Hoặc hoa Tử uy 9g, hoa Hồng 9g, Ích mẫu 15g, rễ Đan sâm 15g, Hồng hoa 6g. Tất cả sắc với 400ml nước, còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
- Chữa tắc kinh, vô kinh: hoa Tử uy 5g, Đđương quy 10g, Xxuyên khung 5g, Bbạch thược 5g, Hhồng hoa 5g, Tthục địa 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày, dùng 7-10 ngày.
Hoặc hoa Tử uy, rễ gió, rễ Mỏ quạ, rễ Ý dĩ, rễ Vú bò, rễ cây Cói, Tiểu hồi, mỗi vị 8g; Hồng hoa 6g; Quế 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã chế một loại thuốc ngừa thai với thành phần gồm hoa Tử uy, Xuyên khung, Ngưu tất, Thương truật mỗi vị 15g; Đương quy 30g; Bạch thược, Phục linh, Trạch tả, Cam thảo, Hàn thủy thạch, Hùng hoàng, mỗi vị 10g; Chu sa 5g; Khinh phấn 3g; Binh lang 2g và Xạ hương 0,3g. Sắc uống làm 2-3 lần trong ngày.
DS. Huyền Hoa