Củ nghệ trắng hay còn gọi là củ nghệ rừng, nghệ độc. Tên khoa học: Curcuma aromatica Salish. Họ Gừng: ZINGIBERACEAE
Bộ phận sử dụng: thân rễ
Thành phần hoá học chính là: Tinh dầu, curcumin
Công dụng:
Hiện nay trong dân gian, nghệ trắng chủ yếu được sử dụng làm thuốc đắp mặt để làm mờ tàn nhang, giảm mụn trứng cá Ngoài ra còn được dùng để làm thức ăn.
Tại Ấn Độ, nghệ trắng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với công dụng: thuốc bổ, carminative (thuốc làm đánh rắm), thuốc chữa rắn cắn, thuốc làm se da, chữa các vết bầm tím, bong gân và các vết chai; hỗn hợp củ với sữa dùng trong bệnh lỵ và đau dạ dày. Dịch ép dùng để chữa khó tiêu, lỵ và thấp khớp. Các bộ phận khác dùng để làm lành các vết thương và gãy xương. Dịch chiết pha với nước dùng để tiêu diệt vi khuẩn đường ruột.
Trên thế giới, nghệ trắng được sử dụng để chiết tinh dầu. Tinh dầu nghệ trắng được sử dụng trong công nghiệp dược và các ngành công nghiệp liên quan (thực phẩm, mỹ phẩm).Theo Lưu Thị Huế ; Phạm Văn Thiêm, thành phần hoá học chính của tinh dầu nghệ trắng ở Cao Bằng gồm có: borneol; 53%; camphor: 16,61%; limonene: 7,78%; alpha-limonene diepoxy: 2,34%; byclo 3.10; terpineol: 1,42% ... Còn lại các hợp chất thuộc nhóm Sesquiterpenoid chiếm trên 10% trọng lượng tinh dầu.
(CTQ số 90)