TINH HOA XANH

Chanh - vị thuốc bốn mùa

Cây chanh

Tên khoa học Citrus aurantifolia, họ cam chanh RUTACEAE

Mọi bộ phận của cây Chanh đều được dùng làm thuốc, chữa bệnh trong cả bốn mùa (tốt nhất là vào mùa hè thu).
• Dịch quả: Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, chống viêm. Chanh có vị rất chua nên mỗi lần không dùng nhiều, kể cả khi dùng ngoài hay uống trong. Không ăn Chanh để giảm béo. Do tính hàn của dịch quả nên tránh dùng trong trường hợp có hàn chứng như cảm hàn.
Theo Tây y, axit Xitric có rất nhiều trong Chanh, kết hợp với can xi thành dung dịch hoà tan, có ích cho người bị tăng huyết áp, chữa sắc tố da trên mặt.
Chanh có vị chua nên cả Đông và Tây y đều khuyên thận trọng trong trường hợp có viêm loét đường tiêu hoá.
• Vỏ quả Chanh: có tác dụng tiêu thực, hoá đờm, chữa chứng ăn không tiêu, bụng đau đầy trướng, nôn mửa.
Vỏ có tính ôn nên có thể dùng quả Chanh cắt khoanh lấy cả vỏ lẫn dịch cho uống nóng để giải cảm, chẳng hạn như thả vào nước trà nóng.
Theo Tây y, vỏ quả Chanh có tác dụng tiêu thực, tăng nhu động ruột, gây trung tiện, khử đờm. Phần xốp trắng của vỏ cầm tiêu chảy do có pectin. Vỏ còn chứa canxipectat và flavonoit tăng miễn dịch, chống xơ vữa mạch máu.
• Lá Chanh: dùng làm lá xông giải cảm, lá non giã đắp rốn trẻ em bí đái, trướng bụng. Lá Chanh ăn với thịt gà luộc thơm và dễ tiêu do có nhiều tinh dầu.
Phương Tây sử dụng cành non và lá Chanh có tinh dầu thơm mát, để  sản xuất nước hoa, kem bôi da.
• Rễ: chữa ho. Rễ Chanh kết hợp cùng hạt Chanh, Phèn chua và Gừng  để chữa rắn cắn.
• Hạt Chanh: tẩy giun, chữa rắn cắn, chữa ho  trẻ em.
• Vỏ thân: làm thuốc bổ giúp tiêu hoá tốt.
Một số công dụng khác của Chanh:


• Chữa cảm cúm viêm họng: Nước Chanh cô Mật ong:
• Chữa đau đầu: Cắt lát Chanh với một ít vôi dán vào hai thái dương chữa đau đầu.
• Chữa côn trùng đốt: Nhỏ hay đắp Chanh lên chỗ bị đốt.
• Chữa đau nửa đầu: Dùng Chanh cả vỏ áp lên trán rồi phủ khăn mặt lên, khi cảm thấy nóng thì bỏ ra hoặc cho bệnh nhân ngâm chân vào nước có vắt Chanh.
• Chữa đau nhức mỏi chân: Xoa xát nhẹ Chanh vào nơi nhức.
• Chữa loét niêm mạc lưỡi: Chanh, bột Sắn dây mỗi thứ 12g, đường 20g, nước đun sôi 150ml, uống nóng 1 - 2 lần/ ngày.
• Chữa ho ra máu: Chanh 3 quả, mật mía 30ml, nước 750ml sắc còn 1/3. Lấy Chanh ra thái nhỏ cho vào nước sắc trộn uống ngày một lần, uống ba ngày liền, ăn bã.
• Chữa chín mé: Chanh 1 quả, khoét lỗ vừa ngón tay hay chân cho ít muối nướng cho nóng, để ấm cho ngón tay hay chân vào buộc lại.
• Chữa lợm giọng đầy hơi: Quả Chanh vắt hết nước, thái miếng nhào mật. Ăn ngày 3 quả.
• Chữa làm se da, khít lỗ chân lông, da căng mịn: Dùng nước quả Chanh. Đặc biệt đối với da nhờn nên dùng loãng và kèm xoa bóp. Người Nhật tắm với bột Chanh tăng cường tuần hoàn cho da hồng mịn, rửa mặt bằng nước Chanh pha loãng sẽ trắng da; cho vào bồn ngâm tắm sạch thơm da, khử độc, trừ rôm sảy.
• Gội đầu: Dùng Chanh gội đầu giúp xanh tốt, sạch gàu.
• Mặt nạ trị da nhờn: Lấy 2 thìa canh Cám gạo, 2 thìa canh bột Kiều mạch, 2 - 3 giọt Chanh, nước ấm đủ làm nh•o. Hoặc nghiền nhuyễn hạt Hạnh nhân, quả Dưa chuột, cho 2 - 3 giọt Chanh cho quánh. Trước khi đắp mặt nạ, rửa sạch mặt, đắp khoảng 15 - 30 phút. Sau đó rửa lại nước mát cho sạch.

Nguyễn Tấn Bảo (CTQ số 84)
 

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""