TINH HOA XANH

Sầu riêng làm thuốc

Tên thường gọi: Sầu riêng.

Tên khoa học: Durio zibethinus Murr.

Họ khoa học: thuộc họ Gạo - BOMBACACEAE

Mô tả:

Cây gỗ lớn 15-20m. Lá đơn, mọc so le, phiến lá dày hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu vàng. Chùm hoa to mọc ở thân, nụ hoa tròn. Cánh hoa màu trắng, nhiều nhị, thụ phấn nhờ giơi. Quả nang mở vách to, có gai nhọn. Hạt to, vàng, quanh hạt có áo hạt mềm, màu ngà, có mùi đặc biệt, ăn ngon, vị ngọt bùi.

Cây nở hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-9.

Bộ phận dùng:

Vỏ quả - Pericarpium Durionis Zibethini.

Nơi sống và thu hái:

Gốc ở quần đảo Malaixia, được trồng để lấy quả. Sau khi ăn, lấy vỏ quả phơi khô dùng.

Vị thuốc Sầu riêng

Tính vị, tác dụng:

Vị đắng, tính ấm; có tác dụng tiêu thực, liễm hãn, ôn phế chỉ khái. Nếu sao đen, có thể dùng cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Quả Sầu riêng là loại quả ngon, bổ và có tác dụng kích thích sinh dục. Hạt có bột, rang nướng hay luộc ăn như hạt mít, hoặc có thể làm mứt kẹo. Vỏ Sầu riêng dùng chữa đầy bụng, khó tiêu hoá và chữa ho lao, cảm sốt. Lá và rễ Sầu riêng dùng chữa cảm sốt, viêm gan vàng da. Liều dùng 30-40g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với lá và rễ cây Ða.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""