Quân bình âm dương trong ẩm thực dưỡng sinh
Thiên nhiên ban tặng con người rất nhiều loại thực phẩm song không có một loại thực phẩm nào chứa đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Sự phối hợp nhiều loại thực phẩm sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho nhau, tạo nên sự cân bằng trong cơ thể con người.
Thực phẩm trong dinh dưỡng học
Theo Dinh dưỡng học, thực phẩm được chia làm hai loại chính:
• Loại cung cấp năng lượng cho cơ thể chủ yếu là nhóm ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, mỳ…
• Loại cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như protit, lipit, gluxit, vitamin và muối khoáng gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, các loại rau và hoa quả.Sự kết hợp hai loại thực phẩm trên sẽ tạo nên khẩu phần ăn hoàn hảo.
Theo quan niệm của Y học cổ truyền:
• Cần phối hợp thực phẩm hợp lý, không có tác dụng đối kháng mà hợp đồng để làm tăng hiệu quả.
• Phải điều hoà ngũ vị như cay, chua, mặn, ngọt, đắng sao cho mùi vị thức ăn thơm ngon, đa dạng.
• Phải điều độ trong ăn uống, không ăn quá nhiều hay quá ít, đặc biệt là phối hợp hàn nhiệt trong nấu nướng và ăn uống.
Đây chính là điều hòa âm dương trong cách chế biến món ăn. Khi nói đến âm dương, ta phải hiểu đó là sự so sánh tương đối, trừ một vài ngoại lệ, hầu hết thức ăn thảo mộc đều âm hơn so với thức ăn gốc động vật vì:
• Thảo mộc mọc dính tại chỗ và thụ động. Động vật thì di chuyển và hoạt động ở không gian rộng.
• Thảo mộc thường phát triển theo hướng dãn nở, phần lớn cấu trúc chịu ảnh hưởng lực ly tâm toả ra từ trái đất nhiều hơn, các bộ phận của thảo mộc đều phát triển hướng ra ngoài. Trái lại, động vật có cấu trúc chắc, đặc hơn, chịu ảnh hưởng của lực hướng tâm đến từ không gian nhiều hơn, các bộ phận của động vật phát triển hướng vào trong.
• Thân nhiệt của thảo mộc thấp hơn thân nhiệt động vật. Thảo mộc hấp thụ thán khí (CO2) dương hơn và thải ra dưỡng khí (O2) âm hơn còn động vật thì ngược lại.
• Màu tiêu biểu của thảo mộc là màu xanh diệp lục còn động vật thì có màu đỏ. Cấu trúc hóa học của chúng giống nhau, nhưng nhân của diệp lục là magiê (âm hơn) và nhân của huyết sắc tố là sắt (dương hơn).
• Tuy thảo mộc nhìn chung âm hơn động vật và ngược lại nhưng trong cùng một loài hoặc trong cùng một cơ thể vẫn có những độ số âm dương khác nhau. Ví dụ: Thảo mộc phụ thuộc thời gian, khí hậu, tư thế mọc…; Động vật phụ thuộc vào loài ăn cỏ hay ăn thịt, vùng sống…
Phân định âm - dương ở một số món ăn thức uống
Gạo lứt và sữa mẹ là hai thức ăn quân bình nhất.
Phạm Thục (CTQ số 73)