TINH HOA XANH

Mướp

Mướp bao gồm Mướp hương (Luffa cylinodrica L Roem) và Mướp khía (Luffa acutangula L Roxb), cả hai đều thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae

Tính vị và công dụng chủ trị

Quả mướp: Vị ngọt tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đàm nhiệt, mát máu, giải độc. Trị khát nước, trĩ, ho do nhiệt, ung nhọt, tắc sữa, đới hạ, tiểu tiện ra máu.

Lá mướp: Tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị ung nhọt, rắn cắn, bỏng.

Hạt mướp: Tác dụng lợi tiểu trừ nhiệt, trị phù thũng, trĩ, sỏi tiết niệu, đại tiện ra máu (tràng phong hạ huyết).

Hoa mướp: Vị ngọt, tính hàn, hơi đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị đau họng, ho do nhiệt, trĩ, sang lở.

Xơ mướp: Vị ngọt, tính hàn, tác dụng thông kinh lạc, thanh nhiệt, tiêu đàm, trị đau sườn ngực, đau lưng, đau bụng, sưng cao hoàn, phổi nóng ho, bế kinh, tắc tia sữa, băng huyết, đại tiện ra máu, trĩ.

Rễ mướp: Vị ngọt, tính bình, tác dụng hoạt huyết thông kinh lạc, tiêu sưng giảm đau, tiêu viêm, trị đau một bên đầu (thiên đầu thống), đau lưng, viêm vú, đau họng, đại tiện ra máu.

Thân mướp: Vị đắng, hơi lạnh, hơi độc, tác dụng thông kinh lạc, tiêu viêm sát trùng, kiện tỳ, trị tay chân tê cứng, kinh nguyệt không đều, đau răng, thuỷ thũng viêm xoang, giải cảm nắng.

Trị đại tiện ra máu: Quả Mướp phơi khô đốt cháy tồn tính rồi uống với rượu, mỗi lần 4 – 8g.

Trị trĩ lậu, thoát giang: Quả Mướp đốt cháy, vôi lâu năm, Hùng hoàng, liều lượng bằng nhau, tán bột, trộn Mật lợn, Lòng trắng Trứng gà, Dầu mè bôi chỗ bệnh.

Trị phong nhiệt sưng má: Quả Mướp đốt cháy tồn tính, hòa nước bôi.

Trị ngọc hành lở loét: Quả Mướp và hạt giã lấy nước trộn bột Ngũ bội tử, bôi chỗ bệnh.

Trị bệnh lỵ do nhiễm độc rượu, đại tiện ra máu hoặc như não cá: Mướp cả vỏ đốt cháy, tán bột, uống lúc đói với rượu hoặc nướng chín ăn hàng ngày.

Trị tắc sữa: Quả Mướp đốt cháy tồn tính, tán bột, uống mỗi lần 4 – 8g cho ra mồ hôi.

Trị sâu răng: Mướp đốt cháy tồn tính bôi lên chỗ bệnh.

Trị đau lưng: Nhân hạt Mướp sao cháy, ngâm rượu uống, bã đắp chỗ đau.

Trị giun đũa: Ăn nhân hạt Mướp (dùng hạt màu đen, màu trắng không hiệu quả) lúc đói hoặc cho vào viên nang uống ngày một lần 40 – 50 nhân, trẻ em giảm bớt liều, liên tục trong hai ngày.

Trị nấm da: Buổi sáng lấy nước sương trên lá Mướp bôi chỗ bị bệnh.

Trị thiên truỵ: Lá Mướp đốt cháy tồn tính, tán bột 12g, vỏ Trứng gà đốt cháy 12g, uống với rượu ấm.

Trị bìu dái phong nhiệt ngứa: Lá Mướp 20 – 40g, Ké đầu ngựa (toàn cây) 20 – 40g, Dã cúc hoa 40g, sắc uống và rửa chỗ bệnh.

Trị băng huyết: Lá Mướp sao cháy, mỗi lần uống 8 – 16g với rượu.

Trị viêm da thần kinh: Lá Mướp tươi rửa sạch, xát vào da cho hơi đỏ, 7 ngày một lần, một liệu trình là hai lần, thường làm 2 lần là lành bệnh.

Trị phổi nóng ho suyễn: Hoa Mướp sắc hoà đường hoặc Mật, mỗi lần uống 10 – 20g.

Trị thiên đầu thống: Rễ Mướp tươi 20 – 40g, Trứng vịt một quả, nấu chín, ăn trứng, uống nước thuốc.

Trị đau lưng: Rễ Mướp đốt cháy tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 4 – 8g.

Trị đau họng: Rễ Mướp sắc uống, mỗi lần 10 – 20g.

Trị nhọt lâu vỡ mủ: Rễ Mướp già nấu nước rửa sạch chỗ bệnh.

Trị mũi chảy nước vàng đau đầu: Thân, rễ Mướp sao cháy tồn tính, tán bột, uống với rượu, mỗi lần 2 – 8g

Trị chân răng lồi lên đau nhức: Dây Mướp sao cháy tồn tính, sát vào chỗ bệnh.

Trị viêm phế quản mạn tính: Thân Mướp sắc uống mỗi ngày 16 – 30g.

Trị viêm xoang mũi: Rễ và thân rễ hoặc dùng thân già gần gốc sắc uống, mỗi lần 8 – 12g, hoặc nấu thịt lợn nạc ăn thịt uống nước thuốc. Sau khi dùng thuốc 1 – 2 lần, dịch mũi ra nhiều, hơi chóng mặt, sau đó tự lành. Ngoài ra có thể dùng thân sao hơi cháy, tán bột, thổi vào mũi, ngày 2 - 3 lần.

Trị viêm xoang mũi: Thân Mướp 10 – 20g, thân cây Sim 8 – 12g, sắc uống. Nếu đại tiện khô cứng thêm Mè đen 30 – 40g, hai phương thuốc trị viêm xoang mũi hiệu quả đều rất tốt

DS. Phan Văn Chiêu - CTQ số 55

 
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""