TINH HOA XANH

Cám gạo, lương thực vị thuốc

Bà con nông dân ta thường dùng Cám gạo, nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, trâu, bò...béo khoẻ. Thậm chí cả người ăn cũng tạm sống, đã mấy ai tỏ tường cám gạo còn là vị thuốc quý.

 

Nhớ lại năm ất Dậu- 1945, bọn phát xít Nhật xâm chiếm nước ta, chúng vơ vét, cướp hết thóc gạo của nhân dân ta, gây nên cảnh chết đói đầy đường thảm hại. Nhiều người đã lấy Cám gạo nấu cháo cám, thổi cơm cám, gạo chỉ có lất phất còn chủ yếu là Cám gạo, hoặc chế biến thành các dạng bánh cám để ăn. Nếu ai đã ăn cháo Cám gạo thấy cám có vị ngòn ngọt, chất ngầy ngậy, bùi bùi, đấy chính là chất dinh dưỡng.

Theo khoa học phân tích, trong Cám gạo, Cám bột mỳ chứa nhiều Vitamin B2, PP, B6 và axit folic... làm tăng tác dụng phòng ngừa và điều trị thiếu Vitamin B1.

Từ xa xưa, nhân dân ta đã dùng Cám gạo để chữa bệnh: Người bị cảm, dùng Cám gạo mới xay rang nóng chườm người, đánh gió để điều trị và phòng ngừa bệnh tê phù có hiệu quả.Do lượng chất béo trong Cám khá cao từ 15-22%, lượng Protein trên 12% và có hàm lượng sắt trên 14mg% (Người có triệu chứng đau mỏi bắp chân, tê các đầu chi, gót, cổ chân và khớp gối, viêm liệt dây thần kinh ngoại biên, nặng thì xuất hiện tê phù)

Cám để lâu ngày nếu bảo quản không cẩn thận khi thuỷ phần trong cám trên 12-14% thì dễ bị vón hòn, oxy hoá sinh hôi khét, biến chất do tác động của vi sinh vật gây ô nhiễm. Do đó, lợn, gà “chê cám”. Cho nên cám có đến đâu cho ăn hết ngay tới đó không để lâu ngày.

Nếu xuất hiện các triệu chứng thiếu Vitamin B1, nên dùng Cám gạo hằng ngày hoặc 2-3 lần/ tuần, với lượng từ 50-100g/ ngày.

Caythuocquy.info.vn

 
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""