TINH HOA XANH

Cách giảm đau lưng và hông mạn tính

Bạn đang trải qua cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc đau ở hông? Một số người có thể gặp cả 2 triệu chứng cùng lúc.

Trên thực tế, các yếu tố dẫn đến đau ở hông thường liên quan đến những nguyên nhân gây ra cơn đau ở vùng thắt lưng. Đọc bài viết sau để có kiến thức tốt hơn giúp phòng ngừa và hạn chế những khó chịu do bệnh.

Những nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng và hông

- Viêm khớp: Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến cột sống cũng như xương hông. Viêm khớp có thể khiến người bệnh rất đau đớn, suy yếu. Mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể bị viêm khớp, nhưng người cao tuổi có nguy cơ cao hơn.

- Đau cơ lưng: Đau cơ lưng là một tình trạng đau đớn hoặc chấn thương thường có xu hướng giảm dần và tự khỏi. Đây là một dạng đau phổ biến ở vùng thắt lưng tỏa ra cơ hông. Dù hiếm khi nghiêm trọng, tuy nhiên, có thể rất đau đớn và ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động của bạn trong một thời gian.

- Viêm bao hoạt dịch khớp háng: Viêm bao hoạt dịch khớp háng khá phổ biến do tuổi già và sử dụng khớp quá mức. Viêm bao hoạt dịch khớp háng là tình trạng viêm các túi hoạt dịch có chứa chất dịch đệm bôi trơn các vùng giữa dây chằng, cơ và xương ở khớp háng. Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra ở các khớp thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại thường xuyên, trong đó có khớp háng. Khi các túi hoạt dịch khớp háng bị viêm sẽ gây đau hông.

- Loãng xương: Loãng xương là tình trạng khiến xương yếu và dễ gãy do mật độ xương thấp. Sự phát triển của loãng xương hầu hết gặp ở người cao tuổi. Nguy cơ càng trở nên cao hơn với sự phát triển của gãy xương ở hông hay bất kỳ khu vực nào khác trên cơ thể. Điều này có thể dẫn đến đau đớn mạn tính và hạn chế di chuyển có thể kéo dài suốt đời.

- Dây thần kinh bị chèn ép: Dây thần kinh bị chèn ép thường xảy ra trong một số trường hợp như cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp cột sống hoặc trượt đốt sống... Chèn ép dây thần kinh cũng thường do chấn thương lặp đi lặp lại. Những chấn thương này có thể xảy ra do các chuyển động liên tục liên quan đến công việc. Ví dụ như lặp đi lặp lại tư thế duỗi cổ tay quá mức trong khi gõ bàn phím, sử dụng chuột máy tính hoặc chơi piano. Các tai nạn như bong gân, rạn xương và gãy xương cũng có thể gây ra hội chứng chèn ép dây thần kinh. Ngoài ra, một số bệnh có thể làm cho bạn dễ bị hội chứng chèn ép dây thần kinh hơn, bao gồm: bệnh đái tháo đường, rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp, rối loạn chức năng tuyến giáp, tăng huyết áp, các khối u, mang thai hoặc mãn kinh, béo phì, các khiếm khuyết bẩm sinh, các rối loạn về dây thần kinh.Các tình trạng này có thể dẫn đến đau lưng và hông mạn tính ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận động của hông.

- Hội chứng Piriformis: Hội chứng Piriformis - Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa. Tình trạng này thường gây đau ở phần dưới cơ thể đặc biệt là ở mông, hông và lan xuống chân. Sự xuất hiện của hội chứng này có thể đột ngột xảy ra sau một chấn thương hoặc dần dần sau vài tháng.

- Viêm khớp cùng chậu: Là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp ở vị trí giữa xương cột sống và xương chậu. Những khớp này nằm ở phần dưới cột sống, đây chính là nơi nối xương chậu với xương sống. Chính vì vị trí đặc thù của nó mà viêm khớp ở vị trí này thường gây tác động tiêu cực đến: thắt lưng, vùng mông, hông, chân (có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân), bàn chân (hiếm gặp).

- Đau thần kinh tọa: Các cơn đau dọc từ thắt lưng tới bàn chân, thường ở một bên người, khi dây thần kinh bị chèn ép tổn thương. Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống, nhất là đĩa đệm L4- L5, đĩa đệm L5-S1 là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường gặp.

Một số cách giúp giảm đau

Lưng và hông đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể. Nó hoạt động để duy trì và ổn định tư thế tốt và đúng. Vì thế không nên chủ quan trước những bất thường ở khu vực này, mà nên đi khám để được chẩn đoán đúng, xác định nguyên nhân gây đau lưng và hông. Đảm bảo điều trị sớm và phù hợp, tránh để bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Ở nhà, bạn có thể thực hiện một số bài tập kéo giãn có thể làm giảm cơn đau mạn tính ở lưng và hông.

Bài 1:

Giúp mở cơ. Ở tư thế đứng, các ngón chân ở góc 45 độ với bàn chân mở và gót chân úp vào trong. Từ từ hạ hông thấp như thể trong tư thế ngồi trong khi đặt tay lên đùi. Nhấn đùi mở và cảm nhận sự kéo giãn cơ ở háng và đùi trong khoảng 30 giây.

cach-giam-dau-lung-va-hong-man-tinh-1

    Bài 2

    Kéo giãn toàn bộ lưng. Ở tư thế ngồi trên gót, bàn chân và các ngón chân sát lại với nhau, gập đầu gối ép sát đùi với cẳng chân. Hạ trán xuống đất với hai tay đặt thẳng về phía trước. Duỗi tay, vai áp sát tai trong 30 giây.

    cach-giam-dau-lung-va-hong-man-tinh-2

    Bài 3

    Bài tập này làm giảm đau lưng và hông. Trong tư thế nằm ngửa, uốn cong đầu gối và đặt chân lên mặt đất. Cong đầu gối phải trong khi đặt mắt cá chân phải phía trên đầu gối trái. Ở tư thế vặn cột sống, đặt cánh tay qua đầu và uốn cong cánh tay cho phép giữ bàn chân. Giữ mắt cá chân phải bên đùi trái trong 30 giây trước khi đổi bên.

    cach-giam-dau-lung-va-hong-man-tinh-3

    Bài 4

    - Đứng thẳng thân người, chân mở rộng bằng hông. Mũi chân hướng thẳng theo hướng của đầu gối. Tay thả lỏng nhẹ nhàng chống hông.

    cach-giam-dau-lung-va-hong-man-tinh-4

    - Bước dài chân trái lên phía trước sao cho bắp chân và gối chân trái tạo với nhau một góc 90 độ, gối không chạm sàn. Chân phải duỗi dài, các ngón chân tiếp xúc với mặt sàn. Siết chặt phần cơ bụng để giữ cơ thể thăng bằng, ép ngực sát đầu gối trái, hai tay chống vuông góc xuống thảm, lòng bàn tay úp.

    - Trả cơ thể về trạng thái đứng thẳng, sau đó rút chân phải từ phía sau lên và tiến về phía trước tương tự như bước 2.

    - Bài tập này tốt cho cơ hông, cơ lưng và cơ cổ.

    Bài 5

    - Động tác này giúp kéo giãn cơ piriformis (là một cơ bên trong mông, có chức năng hỗ trợ cho việc xoay hông và xoay chân).

    - Thực hiện động tác bằng cách nằm ngửa với đầu gối cong và chân áp xuống đất. Đặt cổ chân trái lên đùi chân phải, sau đó co chân phải lên để có thể lấy tay ôm quanh đùi phải. Từ từ kéo chân lên về phía bạn (vẫn giữ phần lưng và đùi nằm thẳng trên mặt sàn). Giữ khoảng 15 - 20 giây rồi đổi chân, lặp lại.

    cach-giam-dau-lung-va-hong-man-tinh-5

     

    BS. Nguyễn Thị Thu Hà

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

    Tags

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""