Vị thuốc Phòng phong
Bộ phận dùng :
Rễ (Radix Sileris). Thứ rễ to, khỏe, da mỏng, mịn, đầu rễ không có lông, mặt cắt ngang có vòng mầu nâu, ở giữa tâm mầu vàng nhạt là loại tốt. Vỏ ngoài sù sì, đầu có lông kèm chồi cứng là loại kém.
Bào chế :
Chọn củ nào chắc mà lại nhuận là tốt. Cắt bỏ đầu đuôi đi, thái nhỏ, để dành dùng dần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bỏ sạch lông bờm trên đầu cuống, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Rửa sạch, để ráo, thái mỏng, phơi khô (Dược Liệu Việt Nam).
Công dụng :
Chủ đầu phong, đầu đau, chóng mặt, sợ gió, phong hành khắp toàn thân, xương đau nhức, phiền, trướng, uống lâu cơ thể sẽ nhẹ nhàng (Bản Kinh).
Trừ độc tính của Phụ tử (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Trị 36 chứng phong, bổ trung, ích thần, mắt sưng đau do phong, thông lợi ngũ tạng quan mạch, ngũ lao, thất thương, mồ hôi trộm, tâm phiền, cơ thể nặng nề, năng an thần, định chí, quân bình khí mạch (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Hành kinh lạc, trục thấp dâm, thông quan tiết, chỉ thống, thư cân mạch, hoạt chi tiết (làm các khớp ở chân tay lưu thông), làm mắt hết đỏ, , chảy nước mắt sống, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, lậu hạ, băng trung (Trường Sa Dược Giải).
Khu phong, giải biểu, trừ phong thấp (Trung Dược Học).
Khu phong, thắng thấp, phát hãn, giải biểu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Trị ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt (Trung Dược Học)
(Thaythuoccuaban.com)