TINH HOA XANH

Chế biến vị thuốc: Bạc hà

                                                   Bạc hà

 

Phân bố:

Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta.

Thu hái và sơ chế: Thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô.

Phần dùng làm thuốc:

Hình ảnh vị thuốc bạc hà

Dùng toàn bộ phận ở trên mặt đất.

Mô tả dược liệu: Thân khô màu vàng nâu hoặc tím nâu, hình vuông có nếp nhăn dọc, chất cứng rễ gãy có đốt mắt rõ ràng, lá mọc đối màu vàng nâu hoặc màu xanh lục nâu, teo nhăn rất khó nhìn ra nguyên hình, có mùi thơm mãnh liệt, tính chạy suốt, không dùng lá úa có sâu.

Bào chế bạc hà làm thuốc:

+ Lấy lá Bạc hà khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm, cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô (Dược Liệu Việt Nam).

Tác dụng dược lý:

1.Giải cảm sơ tán phong nhiệt

2.Trừ phong giảm đau: Tinh dầu Bạc hà bốc hơi nhanh gây cảm giác mát và tê tại chỗ, làm giảm đau giảm ngứa.

3.Giải độc thúc sởi mọc nhanh ( theo y học cổ truyền)

4.Bạc hà, tinh dầu bạc hà hay Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, xúc tiến sự bài tiết của tuyến mồ hôi làm cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp, liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống gây tê liệt phản xạ và ngăn sự lên men quả bình thường trong ruột.

 

(Thaythuoccuaban.com)

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""