TINH HOA XANH

Chế biến Sinh địa - Thục địa

Chế biến Sinh địa:

– Củ địa hoàng sau khi phân loại, rửa sạch, sây khô ta sẽ được vị thuốc sinh địa.

– Cách bào chế: Xếp củ địa hoàng vào dàn theo thứ tự: củ to (loại 1) xếp ở dưới, củ loại 2 xếp ở giữa, củ loại 3 xếp trên. Độ dày lớp củ trên dàn là 15 cm.

– Điều chỉnh nhiệt độ: Từ 500 C sau tăng dần đến 650C trong 24 – 36 h, cứ 5 – 10 h đảo trở 1 lần. Hạ nhiệt độ xuống 600C ổn định trong 48 h, củ địa hoàng mềm dẻo, hàm lượng nước trong củ còn khoảng 40 – 50 % là được thành phẩm sinh địa.

Chú ý: Sau khi thu hoạch phân loại nên phơi sấy ngay, nếu chưa sấy có thể bảo quản trong cát ẩm, củ sẽ tươi lâu.

* Chế biến Thục địa :

Có nhiều cách chế biến Thục địa, dư ới đây là cách chế biến Thục địa của nư ớc ta:

Cho sinh địa vào thùng (có sức chứa cả nước và củ khoảng 100 kg). Xếp củ vào nồi: củ to xếp phía dưới, củ nhở ở giữa, và củ nhỏ phia trên. Cứ 80 kg Sinh địa cho 10 lít rượu 400. Đun lửa to cho đến khi sôi; Khi đã sôi đun nhỏ, đun trong 6 – 8 h cho đến khi cạn nước. Trong thời gian đun cứ 1 h lại múc nước trong nồi tưới lên củ trên mặt nồi hoặc cho thấm đều. Sau đó lấy ra ph ơi 3 ngày rồi lại cho vào nấu lần thứ 2 nhưng cho thêm nước gừng (giã nhỏ 2 kg gừng cho nước khuấy đều lọc lấy nước). Tiếp tục nấu mhư trên.

Với cách nấu, phơi liên tục 5 – 7 lần khi củ sinh địa đã đen nhánh, mềm là ta có vị thuốc Thục địa. Do sự chế biến khác nhau nên chất lượng, tác dụng Thục địa đã khác nhiều so với Sinh địa (địa hoàng khô).

BÀI GIẢNG CÂY DƯỢC LIỆU

Bình luận:

Phạm Kim viên

17/08/2021

Thuốc bắc nói chung thục địa nói riêng là CỰC TỐT tuy nhiên bây giờ phải tận mắt theo dỗi chế biến mới tin được ( nhiều khi luôc chín tẩm mật đem phơi ...) Thế gọi là thục địa !? Hay phải tận gốc cây thu mua kỷ tử....vì sao vì họ chiết xuất ...mầu vẫ đỏ ăn vẫn ngọt ( tẩm đường ...) ...


VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""