THỤC ĐỊA 孰 地
1. Tính vị qui kinh: Vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh tâm, can, thận
2. Tác dụng: Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận.
Chủ trị: - Bổ thận chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, ngủ ít, đái dầm...
- Bổ huyết điều kinh
- Trừ hen suyễn do thận hư không nạp được phế khí
- Làm sáng mắt (chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư)
- Sinh tân, chỉ khát (chữa đái nhạt - đái đường).
Nên phối hợp vị thuốc với các vị hoá khí như Trần bì, Sa nhân, Sinh khương...để giảm tác dụng gây trệ của Thục địa.
Liều dùng: 12 - 64gam/ 24 giờ.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn chớ dùng;
3. Bào chế
3.1.Mục đích
- Thay đổi tác dụng (công năng) của Sinh địa
- Tăng tính ấm, giảm tính hàn của vị thuốc bằng cách sử dụng sự tác động của nhiệt và một số phụ liệu: Rượu, Sa nhân, Sinh khương...
- Tạo ra vị thuốc mới, mùi thơm, vị rất ngọt và rất thuận tiện khi làm thuốc tễ.
- Chuyển vị thuốc từ âm dược sang dương trong âm dược.
3.2. Phương pháp chế biến ( kinh nghiệm của Việt Nam)
Lấy 10 kg Sinh địa, rửa sạch kỹ, ủ 2 ngày đêm.
- Tẩm: Ngâm 100 gam bột Sa nhân trong 5 lít rượu etylic từ 5 - 7 ngày. Tẩm dịch này thấm vào số Sinh địa trên trong hũ, thùng tráng men.
- Nấu: Cho Sinh địa cùng dịch rượu Sa nhân vào đun cách thuỷ 3 ngày đêm, vớt ra, phơi (ngày) xen kẽ tẩm (đêm) dịch thục trên thêm 1/2 rượu, đồ 3 giờ đem phơi. Làm như vậy đến khi hết dịch (cửu chưng cửu thái càng tốt).
- Phơi: Phơi đến khi sờ không thấy dính tay, củ mềm dẻo là được.
Thục địa phơi nắng vừa thơm, vừa dẻo và mềm. Thục địa sấy (50 - 60 °C) kém hơn do trong ruột ướt hơn, vỏ cứng hơn, ít thơm hơn Thục địa khô.
3.3. Phương pháp chế biến (kinh nghiệm của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam)
Sinh địa rửa sạch, xếp vào nồi nấu. Củ to xếp ở dưới, củ nhỏ xếp ở trên. Đổ nước ngập dược liệu 20 cm, đun sôi liên tục khoảng 3 ngày đêm đến khi củ Sinh địa ngót lại và có màu đen thì thôi (thêm nước và đảo đều). Ngày thứ tư, giã nhỏ gừng tươi với rượu 20% cho vào, trộn đều, ủ một đêm. Ngày hôm sau tiếp tục đun 4 ngày đêm tới khi củ Sinh địa có màu đen là được. Đem ra phơi hoặc sấy khô.
* Tiêu chuẩn thành phẩm
Thục địa mềm, dẻo, chắc, thơm. Màu đen bóng. Vị ngọt.
Độ ẩm an toàn không quá 10%.
* Bảo quản: Đựng trong thùng kín và để nơi khô ráo..
Tổng hợp