TINH HOA XANH

Bào chế vị thuốc Hy thiêm thảo

                                                 Hy thiêm thảo

                                                 

Thu hái, chế biến:

 Hy thiêm được thu hái trước khi cây có hoa mọc hoặc lúc cây bắt đầu ra hoa. Khi thu hái cần chừa lại một số cây phân bố đều trong toàn bộ phạm vi phân bố để cây tự gieo giống bảo đảm thu hoạch cho năm sau. Để chủ động, có thể tổ chức thu hạt Hy thiêm khi quả gìa. Sang xuân, gieo hạt thẳng vào những khu không canh tác hoặc gieo dặm vào những chỗ cây mọc tự nhiên còn thừa đất. Hái về phơi khô bó thành từng bó nhỏ phơi khô cất dùng.

Phần dùng làm thuốc:

Toàn cây (Herba Siegesbeckiae).

Mô tả dược liệu:

Thân khô biểu hiện màu nâu tro hoặc nâu đen, hình ống tròn, ở giữa bộng, có đường nhăn, vùng đốt phình lớn, nhánh mọc đối, lá nhăn teo màu nâu đen, có lông màu trắng như nhung.

Bào chế:

- Hễ dùng Hy thiêm thảo cần phải dùng phép uống riêng một vị Hy thiêm như người nước Thục, cứ ngày mùng 5 tháng 5 hay mồng 6 tháng 6, hoặc ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch chỉ hái lá, còn rễ cành hoa bỏ hết, rửa sạch phơi khô, cho vào trong một cái hông, đặt lên từng lớp cứ mỗi lớp rưới một lần rượu và mật, hông lên rồi lấy ra phơi, cứ hông rồi phơi làm như vậy cho được 9 lần thì khí vị thơm ngon. Khi khô hẳn đem ra tán nhỏ hoàn với mật mà uống.

- Bệnh ở tay chân tê, đau xương, mỏi lưng, mỏi gối bởi phong thấp ở ngoài, thì nên dùng sống không nên dùng chín.

- Bệnh bởi can thận hư âm huyết kém thì không nên dùng sống, phải dùng cửu chế mới được, nếu để khô, mỗi ngày uống 5-6 mươi viên, với Rượu nhạt hoặc nước muối lúc đói.

Bảo quản:

Dễ hút ẩm, mốc, mục, mọt. Để nơi khô ráo hay phơi và xem lại.

Chủ trị:

Trị phong thấp, Can dương vượng mất ngủ, Dùng đắp ngoài chữa rắn cắn

 

(Tổng hợp)

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""