TINH HOA XANH

Thuốc y học cổ truyền trị hen suyễn – An toàn ngay từ nguồn dược liệu

Hen phế quản là chứng bệnh rất phổ biến, ở nước ta, hen phế quản chiếm 18,7% các bệnh phổi, chiếm 5% cấp cứu nội khoa. Ngoài việc chữa bệnh bằng y học hiện đại, các bài thuốc điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền đang được nhiều người quan tâm.

Y học cổ truyền coi hen phế quản không phải chỉ là bệnh ở một “nơi” trên cơ thể mà là vấn đề của toàn thân. Và căn nguyên sinh hen phế quản theo y học cổ truyền chính là do ba tạng Tỳ - Phế - Thận không được điều hòa, suy yếu gây ra. Điều trị cắt cơn hen cấp tính vốn thuộc về thế mạnh của y học hiện đại, với điều kiện máy móc trang thiết bị có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị cơn hen kịp thời, còn y học cổ truyền vẫn mang lại lợi ích với hen về lâu dài, giúp bệnh ổn định và kiểm soát tình trạng bệnh, hạn chế cơn hen tái phát thường xuyên. Một trong những lợi thế lớn nhất của dược phẩm y dược cổ truyền là ít gây ra tác dụng phụ, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm điều trị lâu dài.

Thực tế hiện nay có rất nhiều bài thuốc cổ phương được dùng trong điều trị hen phế quản, song để được bào chế thành các chế phẩm được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị thì lại vô dùng hiếm hoi. Các sản phẩm thường thấy trên thị trường hiện nay chủ yếu là thực phẩm chức năng hay các thuốc y học cổ truyền chưa được đăng ký với các cơ quan chức năng, bán trôi nổi trên thị trường. Dù dùng thực phẩm chức năng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh hay mua phải các sản phẩm chưa rõ nguồn gốc thì người bệnh đa phần đều “tiền mất tật mang”, bệnh không những không hết mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thuốc hen thảo dược và những yêu cầu khắt khe về chất lượng dược liệu đầu vào

Nói đến thuốc y học cổ truyền trị hen thì yếu tố “sạch” của dược liệu là cực kỳ quan trọng,  bởi lẽ ở bệnh nhân mắc hen phế quản mạn tính, công năng của Tạng – Phủ vốn đã suy yếu, nếu sử dụng dược liệu không sạch thì chính là đang đưa thêm chất độc vào cho cơ thể và khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Nếu dược liệu bị nhiễm nấm mốc, kim loại nặng từ nước, đất, không khí… sẽ gây tác hại cho cơ thể không khác gì thực phẩm bẩn. Ngoài ra, chất lượng thuốc phụ thuộc rất nhiều về nguyên liệu làm thuốc. Nguyên liệu nếu hàm lượng hoạt chất thấp thì thuốc không có tác dụng điều trị.

Riêng với thuốc hen thảo dược – Thuốc y học cổ truyền được Bộ Y tế cấp phép thì ngay từ những khâu đầu tiên trong tuyển chọn nguồn nguyên liệu đầu vào, đơn vị sản xuất luôn yêu cầu vô cùng khắt khe. Ngoài việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào bằng việc quy hoạch các vùng trồng dược liệu tại các tỉnh phía Tây Bắc (Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai...) đạt chuẩn GACP-WHO,  thì với các dược liệu nhập khẩu đều phải đầy đủ C/O (Chứng nhận xuất xứ), C/Q (Chứng nhận chất lượng). Dược liệu về đến kho của công ty vẫn được lấy mẫu kiểm tra, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng đã qui định để đảm bảo dược liệu đạt chất lượng mới được nhập kho, đánh mã và phân vùng bảo quản.

Trước khi đưa vào sản xuất, bộ phận kiểm nghiệm sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu bằng các phương pháp khác nhau. Trong đó có việc sử dụng các kỹ thuật hiện đại như phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định hàm lượng hoạt chất trong dược liệu. Dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng mới đủ điều kiện để đưa vào sản xuất thuốc.

Bên cạnh đó, do đặc thù thuốc y học cổ truyền, các vị thuốc, ngoài đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo phương pháp định tính, định lượng, còn được sao tẩm, chế biến theo phương pháp y học cổ truyền để đảm bảo tính vị, qui kinh, tác dụng. Toàn bộ quá trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (GMP – WHO) để tạo ra sản phẩm thuốc hen thảo dược có chất lượng tốt nhất, tiện dụng nhất cho người bệnh.  Hơn 15 năm có mặt trên thị trường, thuốc hen thảo dược đã vinh dự đạt được nhiều giải thưởng cao quý, có mặt trong danh mục các thuốc thiết yếu của Bộ Y tế nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên toàn quốc, góp phần san sẻ gánh nặng với hàng nghìn người bệnh.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""