Viêm đại tràng thể hàn và thể nhiệt là hai thể bệnh lý có nhiều biểu hiện giống nhau, tuy nhiên cũng cần phân biệt rõ hai bệnh lý này để có hướng xử lý đúng, rút ngắn thời gian và hiệu quả tốt hơn.
Đau bụng, sôi bụng, rối loạn đại tiện nhiều lần đều là những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng và đại tràng co thắt. Chính vì những triệu chứng giống nhau như vậy khiến nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 bệnh này, dẫn tới việc xử lý sai hướng và bệnh không khỏi được.
Phân biệt viêm đại tràng kết hàn và viêm đại tràng kết nhiệt
Bên cạnh việc dai dẳng, dễ tái phát, bệnh viêm đại tràng còn ảnh hưởng lớn đến đến sức khỏe, sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Đặc biệt, nếu không được loại trừ dứt điểm, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng như: mất nước làm trụy mạch tim, phổi, chảy máu tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng thậm chí dẫn đến tử vong.
Để khắc phục được tình trạng viêm đại tràng tăng nặng, trước tiên người bệnh cần chú ý các triệu chứng giống và khác nhau của 2 thể bệnh:
Tiêuchí |
Viêm đại tràng kết hàn |
Viêm đại tràng kết nhiệt |
Nguyên nhân |
Tỳ thận dương hư khiến đại tràng hư hàn khiến hoạt động tiêu hóa không tốt, đại tiện lỏng, không có hiện tượng đầy bụng, ăn vào tiêu hóa nhanh. Bệnh ở vị trí hạ tiêu |
Can tỳ bất hòa khiến đại tràng khí trệ, kết nhiệt, trở ngại đến sự vận hóa, đại tiện bí kết do đó sinh ra chứng đại tiện táo bón, ăn uống kém, sau khi ăn bụng trướng đầy. Vị trí bệnh thường ở trung tiêu |
Yếu tố khác |
Đi ngoài táo hoặc lỏng. Đi xong cảm thấy dễ chịu. Sôi bụng, đau hạ vị, phân sống nát Bụng lạnh, chậm tiêu, lòng bàn tay, lòng bàn chân lạnh, thích ấm, chức năng sinh dục giảm, chất lưỡi nhợt bệu có dấu răng, rêu lưỡi trắng |
Đi ngoài thể rắn, đầu rắn đuôi lỏng. Đi xong cảm thấy muốn đi nữa. Giang môn nóng rát, miệng khô phiền khát Nước tiểu đỏ, bụng đầy chướng, đau cự án Dễ bị sốt, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng khô, có trường hợp lưỡi đen nổi gai, mạch hồng sác có lực. |
Yếu tố giống |
- Đau bụng, tức bụng, đầy bụng - Ăn uống không ngon miệng, chán ăn - Đi ngoài nhiều lần |
Nguyên tắc đẩy lùi hiệu quả viêm đại tràng theo Đông y
Dựa trên cơ sở các nguyên nhân gây bệnh, Y học cổ truyền khẳng định: Mọi phương pháp xử lý viêm đại tràng đều phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu:
- Phải đi vào nguyên nhân gây ra bệnh: 2 thể bệnh khác nhau áp dụng phương pháp xử lý bệnh khác nhau
- Ngoài ra, Đông y còn chú trọng đến việc bồi bổ cơ thể để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên trong việc trị bệnh bằng Đông y, cần phải “Bổ chính”, vì vậy bài thuốc cần phải có tác dụng: Bồi bổ tỳ vị, bồi bổ khí huyết, hành khí, hoạt huyết, tiêu viêm, giảm đau, chỉ thống, chỉ tả, tiêu độc. Từ đó tăng cường chức năng của các cơ quan tiêu hóa và cơ quan giải độc, giúp hệ tiêu hóa ổn định và chấm dứt các rối loạn tiêu hóa kéo dài.