TINH HOA XANH

Kỹ thuật nuôi trồng Mướp đắng

MƯỚP ĐẮNG

Tên khoa học: Momordica charantia L.

Họ: Bầu bí CUCURBITACEAE

Tên khác: Khổ qua, lương qua, cẩm lệ chi.

Tên vị thuốc: Khổ qua.

Phần I. Đặc điểm chung

1. Nguồn gốc, phân bố

Mướp đắng có nguồn gốc từ Châu Phi, Ấn Độ hoặc Nam Trung

Quốc. Hiện nay, mướp đắng được trồng ở nhiều nước trên thế giới hầu hết

các nước nhiệt đới từ châu Phi sang châu Á và châu Mỹ. Ở Việt Nam, cây

được trồng ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và miền núi.

2. Đặc điểm thực vật

Mướp đắng là loại cây dây leo, thân có góc cạnh, lá mọc so le,

phiến lá chia 5 - 7 thùy hình trứng, mép có răng cưa. Hoa mọc đơn

độc ở kẽ lá, hoa đực cái cùng gốc, có cuống dài màu vàng nhạt. Quả to

hình thon dài, trên mặt có nhiều u nổi lên, lúc còn non có màu xanh,

khi chín có màu vàng hồng. Hạt dẹt gần giống hạt bí ngô, quanh hạt

có màng đỏ như hạt gấc.

3. Điều kiện sinh thái

Mướp đắng là cây có biên độ sinh thái tương đối rộng. Ở Việt

Nam, mướp đắng được trồng nhiều nơi trên toàn quốc. Trong đó khu

vực đồng bằng cho năng suất cao nhất.

Mướp đắng sinh trưởng, phát triển tốt ở các vùng có đất đai màu

mỡ, nhiều mùn, cao ráo, dễ thoát nước. Nhiệt độ thích hợp 15 - 30o C,

về mùa đông nhiệt độ thấp cây vẫn sống được. Lượng mưa hàng năm

dưới 2000 - 2400 mm.

4. Giá trị làm thuốc

- Bộ phận sử dụng: Quả, lá và hạt. Quả thu hái khi có màu vàng

lục dùng tươi. Hạt lấy ở quả chín, phơi khô. Lá và rễ thu quanh năm.

- Công dụng: Quả mướp đắng được dùng làm thuốc mát, chữa ho,

sốt, đái rắt, đái buốt, bệnh phù thũng do gan nhiệt, chữa đái tháo

đường. Ngày dùng 1 - 2 quả còn xanh bỏ hạt, nấu ăn. Quả dùng tắm

cho trẻ trừ rôm sảy. Lá mướp đắng khô 12 g, tán bột hòa với nước hay

rượu uống kết hợp lấy lá tươi giã nát đắp ngoài chữa nhọt độc sưng

tấy, các vết thương nhiễm độc. Hoa mướp đắng phơi khô tán nhỏ uống

chữa đau dạ dày.

Phần II. Kỹ thuật trồng trọt

1. Chọn vùng trồng

Cây mướp đắng có thể sinh trưởng tốt ở các vùng khí hậu khác

nhau của Việt Nam. Nhưng tốt nhất là khu vực có khí hậu ấm áp, đất

đai màu mỡ, nhiều mùn, cao ráo, thoát nước, tưới tiêu thuận lợi.

Nên chọn đất trồng có pH 5,5 - 6,5, cách xa khu công nghiệp,

nghĩa trang, bệnh viện.

2. Giống và kỹ thuật làm giống

- Loại giống: Hiện nay ở Việt Nam tồn tại nhiều loại mướp đắng

khác nhau: Mướp đắng có nguồn gốc tại Việt Nam, mướp đắng nhập

nội từ Indonexia, Myanma, Philippin...Và mới xuất hiện các giống lai

tạo giữa các giống trên. Tùy theo mục đích sản xuất mà dùng từng loại

giống. Các giống bản địa thường có hàm lượng hoạt chất cao nhưng

năng suất thấp, còn các giống lai và nhập nội thì ngược lại.

- Mướp đắng có thể gieo trồng bằng 2 phương pháp gieo thẳng

hoặc gieo cây con ở vườn ươm. Thường dùng phương pháp gieo vườn

ươm cho hiệu quả cao hơn.

- Lượng hạt dùng cho 1ha gieo thẳng là 10 - 12 kg.

- Lưu ý: Nên dùng hạt mới thu hoạch, không nên dùng hạt để lâu,

chất lượng thấp, chọn hạt già, đảm bảo chất lượng, có tỷ lệ mọc cao từ

80 % trở lên.

Làm đất vườn ươm: Cần chọn đất tơi xốp, bằng phẳng, thuận

tiện tưới tiêu, nhặt sạch cỏ dại, cày hoặc cuốc sâu 20 cm. Phơi ải,

bừa kỹ.

- Lên luống: Lên luống cao 20 cm, mặt luống rộng 80 - 90 cm,

chiều dài tùy ý.

- Phân bón: Bón lót gồm phân chuồng hoai mục bón 10 tấn + 100

kg phân lân + 100 kg phân kali clorua cho 1ha vườn ươm, các loại

phân trộn đều rải trên mặt luống, xáo nhẹ và san phẳng mặt luống để

lấp phân. Bón thúc cây trên vườn ươm cần 100 kg urê/ha pha loãng

tưới khi cây giống có 3 - 4 lá.

- Gieo hạt: Hạt được sàng lọc sạch, trộn đều đất bột khô, chia đều

cho các luống, gieo làm 3 lần, xong lấp đất dày 1 - 2 cm, cuối cùng

phủ một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng lên trên mặt luống.

- Chăm sóc vườn ươm: Luôn tưới đủ ẩm, nếu không mưa, hàng

ngày tưới 1 lần vào buổi chiều mát. Sau 3 - 4 ngày hạt mọc, khi hạt

mọc chọn ngày không mưa bỏ rơm rạ tưới ẩm thường xuyên làm cỏ

tỉa loại bớt cây bị sâu hại, có thể tưới nước đạm pha loãng 3 % cho

cây con.

- Tiêu chuẩn cây giống: Sau khi gieo khoảng 15 - 20 ngày, cây

con cao khoảng 5 - 7cm thì đánh cây con ra trồng. Chọn cây khỏe,

sinh trưởng tốt, không bị sâu, bệnh. Chú ý đánh cây cẩn thận tránh gẫy

dập và đứt rễ cây con.

- Kỹ thuật gieo thẳng: Cây mướp đắng có thể gieo thẳng hạt vào

hốc đã bổ và bón phân sẵn tại ruộng sản xuất. Mỗi hốc gieo từ 2 - 3

hạt, sau tỉa dặm để lại một cây khoẻ mạnh. Chăm sóc thời kỳ cây con

như chăm sóc cây vườn ươm.

3. Thời vụ trồng

Thời vụ mướp đắng có thể gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 9,

thu hoạch từ tháng 5 - 12. Tuy nhiên, nếu gieo càng muộn năng suất

giảm và sâu bệnh hại tăng lên.

4. Kỹ thuật làm đất

Nên chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha tơi xốp, bằng phẳng, tưới

tiêu thuận lợi. Đất càng nhiều dinh dưỡng năng suất và chất lượng

càng cao.

Đất sau khi được chọn cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo

trồng.

Chia đất từng luống rộng 1,3 - 1,4 m, sau khi lên luống mặt

luống còn rộng 1,0 - 1,2 m, chiều cao luống 30 cm, chiều dài tùy

theo ruộng.

5. Mật độ, khoảng cách

Mật độ 52.000 cây/ha.

Khoảng cách trồng 75 x 25 cm.

6. Phân bón

Lượng phân bón

Lọai phân

Lượng phân/ha (kg)

Lượng phân/ sào Bắc bộ (kg)

Bón lót (%)

Bón thúc lần 1

Bón thúc lần 2

Bón thúc lần 3

Bón thúc lần 4

Phân chuồng

15.000 – 20.000

556 - 750

100

-

-

-

-

Đạm ure

108 - 135

4 - 5

-

1/4

1/4

1/4

1/4

Supe lân

150

5,4

100

-

 

 

 

Kali clorua

200

7,2

50

-

1/8

1/4

1/8

 

Thời kỳ bón

- Bón lót: Toàn bộ lượng phân hữu cơ hoai mục + toàn bộ lượng

phân lân và ½ lượng phân kali

- Bón thúc: Toàn bộ phân đạm và 1/2 phân kali còn lại được chia

là 4 lần bón thúc.

+ Lần 1: Khi cây có 4 - 5 lá thật bón 1/4 số phân đạm.

+ Lần 2: Bắt đầu nở hoa bón 1/4 số đạm + 1/4 phân kali.

+ Lần 3: Thu quả đợt 1 bón 1/4 phân đạm và 1/2 phân kali.

+ Lần 4: Khi thu quả đợt 3 bón số phân còn lại.

 

 

(Kỹ thuật nuôi trồng cây thuốc)

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""