TINH HOA XANH

Giảo Cổ Lam

Giảo Cổ Lam

Tên khoa học: Gynostemma pubescens (Gagnep.) C.Y.WU

Họ: Bầu bí (CUCURBITACEAE).

Tên khác: Ngũ diệp sâm

Tên vị thuốc: Giảo cổ lam.

Đặc điểm sinh học

  1. Nguồn gốc, phân bố

Giảo cổ lam có nguồn gốc từ các vùng núi của miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á.

Giảo cổ lam phân bố ở độ cao từ 300 – 3.000m so với mực nước biển ở các vùng đồng bằng, sườn dốc và dưới tán cây trên núi cao của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Nê-pan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

  1. Đặc điểm thực vật

Giảo cổ lam là cây sống lâu năm, dạng cây leo, thân mảnh, leo bằng tua cuốn. Giảo cổ lam thường có tua cuốn xoăn, mảnh, nằm cạnh cuống lá. Lá thường có hình bầu dục, mép răng cưa. Cây có hoa nhỏ, màu vàng nhạt, hoa đơn tính khác gốc. Thời gian ra hoa thường từ 6 – 8, thời gian ra quả vào tháng 9 – 10, thu hoạch vào tháng 11 – 12 hàng năm. Quả mọng, khi chín chuyển sang màu đen, quả có thể mang 1, 2 hoặc 3 hạt.

  1. Điều kiện sinh thái

Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, ưa bóng. Cây Giảo cổ lam có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu, nhưng tốt nhất là ở các vùng khí hậu mát, ẩm. Cây có khả năng chịu lạnh khá tốt, có thể sinh trưởng, phát triển bình thường trong khoảng nhiệt độ thấp từ -10 đến -5 độ C. Cây có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất như đất cát, đất mùn, đất thịt. Đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ được ẩm, đất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm.

  1. Giá trị làm thuốc

Bộ phận sử dụng: Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô.

Công dụng: Có khả năng chống ô xy hóa tế bào, làm thuốc hạ Cholesterol, thải độc trong cơ thể, chống viêm gan, chứng cao huyết áp, tim mạch, ho hen, viêm khí quản mạn, đau đầu, mất ngủ, đau nửa đầu, đái tháo đường. Giảo cổ lam kìm hãm sử tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não và kìm hãm sự phát triển của khối u.

 CTQ

Bình luận:

le o na

29/12/2019

Đề nghị tác giả xem lại bài viết. Giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học là Gynostemma pentaphyllum hay Ngũ diệp sâm có 5 lá chét hay bị nhầm với Gynostemma pubescens (Thất diệp đởm hay Giảo cổ lam 7 lá).


VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""