TINH HOA XANH

Dược liệu

Chè Dây và những công dụng trị bệnh

24/07/2019 / Biên tập 1

Chè Dây còn có tên chè Hoàng giang, Song nho, tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch., thuộc họ Nho - VITACEAE. Đây là loài dây leo, cành hình trụ mảnh; tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá hai lần kép, mang 7-13 lá chét mỏng giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh; nụ hoa hình trứng; hoa...

Sơn thù du bổ thận, chữa rong kinh

24/07/2019 / Biên tập 1

Sơn thù du còn có tên: Sơn du nhục, Du nhục, Thù nhục. Sơn thù du là quả chín đã bỏ hạt, phơi hay sấy khô của cây Sơn thù (Cornus officinalis Sieb et Zuce.), họ Sơn thù (CORNACEAE). Sơn thù du có các glucosid; terpenoid; saponin, vitamin A, các acid ursolic; acid gallic, malic... Theo Đông y, Sơn thù du vị chua chát, tính hơi ôn; vào kinh can và thận. Có tác dụng tư bổ can thận, thu liễm,...

Các bài thuốc từ lá Tre

23/07/2019 / Biên tập 1

Cây Tre có tên khác là Tre gai, Tre nhà, được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Bộ phận dùng là lá Tre (Trúc diệp). Lá Tre chứa chlorophyll, cholin, betain, men ureae, men proteslitic, diastatic, emulsin. Theo Đông y, lá Tre (trúc diệp) vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lạnh; vào kinh tâm và phế. Trúc diệp có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, giải độc, hay được dùng trong các trường hợp...

Thương truật trị phong thấp, rối loạn tiêu hóa

23/07/2019 / Biên tập 1

Thương truật còn có tên Mao truật, Xích truật, Nam thương truật. Thương truật là rễ củ phơi khô của cây thương truật (Atractylodes lancea (Thunb) DC.), thuộc họ cúc (ASTERACEAE). Ngoài ra, còn có vị thuốc Bắc thương truật (Atractylodis sinensis DC.), Tthương truật Nhật Bản (Atractylodis japonica Kitaga.). Thương truật chứa glucosid (atractylol, atractylon, hinesol, eudesmol), tinh dầu (p.xymen, õ-eudesmol, elemol, õ-selimen, arcucumen) và polysaccharid. Theo Đông y, Thương truật vị cay đắng, tính ấm; vào kinh tỳ và vị....

Rau Răm trị đầy bụng, mụn nhọt

22/07/2019 / Biên tập 1

Rau Răm có tinh dầu mùi thơm đặc trưng dễ chịu kích thích tiêu hóa tăng thêm hương vị món ăn. Nhiều món ăn dân dã thường dùng rau Răm như trứng vịt lộn, thịt giả cầy, gỏi thịt gà, canh chua cá đồng, cháo lươn, trai, hến đều ngon thích hợp. Nó cũng là vị thuốc dân gian phòng trị nhiều bệnh. Theo Y học cổ truyền, rau Răm vị cay tính ấm. Tác dụng ôn tỳ vị, tiêu thực, cầm...

Hạt Ý dĩ kiện tỳ, thanh nhiệt

22/07/2019 / Biên tập 1

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại hạt Ý dĩ có chứa các chất dầu Ý dĩ, mỡ Ý dĩ, kích thích tố ngũ cốc, chất albumin, chất béo, vitaminB...có thể tăng cường chức năng miễn dịch, giảm lượng đường trong máu và lượng canxi trong huyết thanh, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, trấn tĩnh... Trong y học cổ truyền, hạt Ý dĩ có tác dụng kiện tỳ,...

Cây Trắc bá làm thuốc

22/07/2019 / Biên tập 1

Trắc bá là loại cây thường được trồng làm cảnh trong sân nhiều chùa, viện, đình, đền, lăng tẩm... Người phương Đông xem cây Trắc bá như khí tiết của người quân tử: xanh tốt quanh năm, chịu đựng mọi sự khắc nghiệt của thời tiết. Ngoài ra, cây Trắc bá còn là một loại cây cung cấp dược liệu có giá trị. Cây Trắc bá còn gọi là cây Trắc bách, cây Bách, tên khoa học Thuja orientalis L.(Biota orientalis (L.) Endl.), thuộc họ...

Thảo dược trị rụng tóc

22/07/2019 / Biên tập 1

Chứng rụng tóc là nỗi khổ của rất nhiều người, đặc biệt phụ nữ sau sinh, sau độ tuổi 35, tiền mãn kinh... Vậy làm thế nào để khắc phục chứng rụng tóc? Thay vì tốn thật nhiều tiền cho những sản phẩm chăm sóc và điều trị tóc hư tổn, những thảo dược và món ăn dưới đây sẽ giúp chúng ta có được  mái tóc dày mượt mà. Bài thuốc uống: - Cỏ nhọ nồi 15g, Nữ trinh tử 15g, Hà...

Lá Hen - khắc tinh số 1 của hen suyễn

19/07/2019 / Biên tập 1

Hoạt chất trong Lá Hen có khả năng chống viêm mạnh như dexamethasone. Lá Hen được dân gian dùng để hỗ trợ điều trị hen suyễn, viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính. Lá Hen được kết hợp trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp như: Hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Nhiều Bác sỹ y học cổ truyền đã ứng dụng những nghiên cứu của y học...

Trị cảm cúm với cây Cóc mẳn

19/07/2019 / Biên tập 1

Theo Đông y, Cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da. Cóc Mẳn thuộc họ Cúc, là loại cỏ mọc sát mặt đất. Hoa màu vàng nhạt, mọc ở nách lá. Khi vò ra có mùi hắc... Hằng năm có thể thu hái vào các tháng từ tháng 11...

Một số bài thuốc hay từ Hẹ

19/07/2019 / Biên tập 1

Hẹ còn được gọi là “rau Khởi dương”. Theo y học cổ truyền, rau Hẹ vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hoà phủ tạng, bổ thận ích dương. Sau đây là một số cách dùng rau Hẹ chữa bệnh: Chứng tỳ vị hư hàn gây đi lỏng có thể lấy 100g gạo nấu thành cháo loãng rồi cho 60g lá Hẹ tươi rửa sạch thái nhỏ vào quấy đều, ăn nóng mỗi ngày một thang, dùng...

Hoa Mua chữa bệnh

19/07/2019 / Biên tập 1

Ở vùng đồi núi nước ta thường thấy cây hoa Mua mọc hoang khắp nơi. Là loại cây hoang dã nhưng đều được nhân dân miền núi sử dụng làm thuốc chữa bệnh vì cũng giàu dược tính. Cây Mua có nhiều loại như loại hoa màu hồng tím (Dã mẫu đơn), loại hoa màu Đỏ (Mua leo), loại hoa màu hồng (Mua núi) và cây Mua đỏ (Mua ông). Để cùng tham khảo và có thể áp dụng đạt...

ĐỀ XUẤT

Sản phẩm HOT

Hiển thị tất cả kết quả cho ""