TINH HOA XANH

Dược liệu

Chữa ho có đờm khò khè với Thanh uyển

30/01/2019 / Biên tập 1

Theo y học cổ truyền, Thanh uyển vị đắng, ngọt, tính ôn không vào kinh phế. Thanh uyển thuộc họ Cúc, còn có tên gọi khác là Tử uyển, Dã ngưu bàng…  Theo y học cổ truyền, Thanh uyển vị đắng, ngọt, tính ôn vào kinh phế. Tác dụng ôn phế tiêu đờm, nhuận phế hạ khí, cầm ho. Trị ho, suyễn, tiểu tiện đỏ, lao phổi, viêm phế quản, ho ra máu. Là một cây thảo, sống lâu năm, cao 1 -...

Địa long, vị thuốc trấn kinh, thông mạch

29/01/2019 / Biên tập 1

Địa long còn có tên Giun đất, Khưu dẫn. Vị thuốc Địa long từ rất sớm đã được ứng dụng trong y học cổ truyền. Địa long có chứa Allolobophor, các axit amin có tác dụng hạ huyết áp, chống co giật, hạ sốt, trấn tĩnh... Hiện nay còn có quy trình chế biến các loại moriamin (các axit amin để tiêm truyền) từ giun đất. Theo Đông y, Địa long vị mặn, tính hàn; vào can tỳ phế vị thận....

Thiên ma - thuốc bình can tức phong, thông tý

29/01/2019 / Biên tập 1

Thiên ma còn gọi Minh thiên ma, Xích tiễn, Định phong thảo. Thiên ma là rễ củ của cây Thiên ma. Thường để cả củ khô, khi dùng đem ngâm nước Gừng thái lát. Theo Đông y, Thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can. Có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Trị đau đầu hoa mắt chóng mặt (can phong huyễn vững, đầu phong, đầu thống), tay chân tê bì, liệt nửa người, chứng...

Phật thủ - Vị thuốc quý

28/01/2019 / Biên tập 1

Phật thủ được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên mâm ngũ quả ngày Tết. Phật thủ có nhiều cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Ngoài ý nghĩa tâm linh, phật thủ còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh Chữa đầy bụng, biếng ăn, nôn mửa: Phật thủ 3 - 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu.Chữa ho đờm, viêm...

Linh chi - Vị thuốc quý

28/01/2019 / Biên tập 1

Nấm Linh chi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền. Ở nước ta, trong những năm gần đây, Linh chi đã được người ta biết đến và sử dụng ngày càng nhiều. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh  có dùng linh chi. Bổ khí hoạt huyết dùng ở trường hợp đau tim do khí hư, huyết tụ: Linh chi 60g, Nhân sâm 30g, Đan sâm 90g. Tất cả tán bột. Mỗi lần 3g. Ngày 2...

Mướp đắng làm giảm nồng độ men gan

28/01/2019 / Biên tập 1

Mướp đắng có công dụng giải độc rất tốt, nhất là thể độc do nóng trong, các dạng nhiễm độc do gan không đủ khả năng chuyển hóa. Sở dĩ mướp đắng có tác dụng này là vì: mướp đắng có rất nhiều nước, nước có công dụng chuyển chất độc tới thận để thải ra ngoài. Mướp đắng lại có tính hàn, bớt sinh nhiệt, giảm nhiễm độc do nóng trong. Mướp đắng còn có tác dụng tăng cường chức năng...

Cây chùm ngây làm thuốc

28/01/2019 / Biên tập 1

Dược thiện từ lá cây Chùm ngây có tính kích thích tiêu hóa, lợi tiểu. Rễ là một bộ phận được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước. Chùm ngây - Moringa Oleifera Lam., thuộc họ Chùm ngây, là cây nguyên sản ở Ấn Độ, được trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Ở nước ta cây chùm ngây được trồng ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam, Đà Nẵng, qua các tỉnh Nam Trung  bộ đến tận Kiên Giang (Phú Quốc),...

Hồng táo bổ khí, dưỡng huyết

28/01/2019 / Biên tập 1

Hồng táo là quả phơi hay sấy khô của cây táo tàu. Hồng táo có màu đỏ để phân biệt với loại táo màu đen gọi là đại táo. Trong Thần nông bản thảo kinh nói: “Cửu phục khinh thân diên niên”, có nghĩa là ăn táo nhiều làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc, món ăn có sử dụng hồng táo. Hồng táo hầm thịt thỏ: Hồng táo 15...

Kinh giới trị cảm sốt, lở ngứa

24/01/2019 / Biên tập 1

Không chỉ là cây rau gia vị rất quen thuộc trên mâm cơm, nó cũng là vị thuốc quý trị nhiều bệnh. Bộ phận dùng là toàn bộ phần trên mặt đất có hoa phơi khô của cây Kinh giới. Theo đông y, kKinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can, Kinh giới có tác dụng trừ phong giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu. Chữa ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt, sởi trẻ...

Hồng hoa - Vị thuốc hoạt huyết, chống viêm

24/01/2019 / Biên tập 1

Hồng hoa là hoa khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), thuộc họ Cúc (ASTERACEAE). Hồng hoa có carthamin và sắc tố màu: safflor yellow (safflomin), polysacharit và một số chất khác. Hồng hoa có tác dụng làm hạ huyết áp và mỡ máu, tăng cường khả năng miễn dịch chống viêm. Theo y học cổ truyền, Hồng hoa vị cay, tính ôn; vào tâm can. Có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống. Trị ứ huyết...

5 Loại hoa có lợi cho sức khỏe

24/01/2019 / Biên tập 1

Có một số loại hoa có thể ăn được đồng thời là bài thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Hoa neem Những bông hoa nhỏ xíu này có đặc tính cải thiện trao đổi chất và giáng hóa chất béo do vậy hỗ trợ giảm cân. Vò nát hoa Neem và cho thêm mật ong, nước chanh. Uống hỗn hợp này khi đói sẽ giúp giảm mỡ bụng. Hoa chuối Hoa chuối giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, có thể...

Chữa tiêu hóa kém với cỏ cú

23/01/2019 / Biên tập 1

Cỏ cú còn gọi là Cỏ gấu, Củ gấu, Củ gấu biển, củ gấu vườn, Hải dương phụ, họ Cói, là loài cỏ sống lâu niên cao 20 - 30 cm. Theo Đông y, rễ chùm (củ) của Cỏ cú để điều chế vị thuốc được gọi là Hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình... Cỏ gấu là một loại cỏ sống lâu nǎm; lá nhỏ hẹ, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng,...

ĐỀ XUẤT

Sản phẩm HOT

Hiển thị tất cả kết quả cho ""