TINH HOA XANH

Dược liệu

Huyền sâm - Thuốc bổ âm, giải độc

11/03/2019 / Biên tập 1

Huyền sâm còn có tên Hắc sâm, Nguyên sâm, Giác sâm, Quảng huyền sâm. Huyền sâm là rễ phơi khô của cây Huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq). Theo Đông y, Huyền sâm vị đắng mặn, tính hơi hàn; vào kinh phế và thận. Có tác dụng bổ âm, giáng hoả, trừ phiền muộn, giải độc. Chữa chứng nhiệt nhập phần dinh, thương âm, biểu hiện: miệng khô, phế táo, ho khan; nhiệt bệnh phát ban, hầu họng sưng đau, ung nhọt...

Hoa đào, vị thuốc quý

08/03/2019 / Biên tập 1

Hoa đào Tết ngoài ý nghĩa tạo cho xuân thêm hương thêm sắc, còn thể hiện mong ước một năm mới sẽ mang tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc đến cho mọi người, mọi nhà. Ngắm hoa đào trong không khí xuân mới, ta còn biết thêm ích lợi của nó đối với sức khỏe. Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, không độc. Lợi đại tiểu tiện, trục giun sán, tan sỏi thận, thông kinh huyết, hóa...

Cát cánh: long đờm, trị viêm

08/03/2019 / Biên tập 1

Cát cánh còn có tên Bạch dược, Kết cánh, Cánh thảo, là rễ phơi khô của cây Cát cánh (Platycodon grandiforum A. DC.), thuộc họ Hoa chuông (CAMPANUNACEAE). Cát cánh chứa các saponin triterpen, phytosterol và nhóm chất tanin. Theo Đông y, cát cánh vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh phế. Có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chữa chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, viêm họng, lỵ, tiểu...

Khổ sâm - Thuốc thanh nhiệt, táo thấp, sát trùng

07/03/2019 / Biên tập 1

Khổ sâm còn có tên Dã hòe, Khổ cốt. Khổ sâm là rễ khô của cây Khổ sâm (Sophora flavescens Ait.), thuộc họ Đậu (FABACEAE). Loại mọc hoang. Ở Việt Nam, dùng lá cây Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep.), họ Thầu dầu (EUPHORBIACEAE) để trị ung nhọt, sang lở, chốc đầu, đau bụng khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng... Theo Đông y, Khổ sâm vị đắng, tính hàn. Vào các kinh: tâm, can, tiểu trường và đại trường. Tác dụng...

Hương phụ - Thuốc quý của chị em

07/03/2019 / Biên tập 1

Dân gian có câu “Nam bất thiểu trần bì/ Nữ bất ly hương phụ” để nói tác dụng quý của Hương phụ trong trị các bệnh của nữ giới. Hương phụ còn gọi củ Gấu, là thân rễ phình ra thành củ của cây củ Gấu (Cyperus rotundus L.), thuộc họ Cói (Cyperaceae). Theo Đông y, Hương phụ vị cay, hơi đắng, ngọt; tính bình; vào can, tam tiêu. Hương phụ chế với rượu, giấm, muối, nước tiểu trẻ em gọi...

Đinh lăng: thuốc bổ cho mọi nhà

06/03/2019 / Biên tập 1

Cây Đinh lăng được coi là “Nhân sâm của người nghèo”, không chỉ được sử dụng làm rau sống mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh. Đinh lăng còn gọi là cây Gỏi cá, Nam dương sâm. Tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq., Tieghentopanax fruiticosus (L.) R. Vig. Thuộc họ Ngũ gia bì ARALIACEAE. Dùng rễ hay vỏ rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đinh lăng. Mô tả cây Đinh lăng còn...

Thủy tiên: Vị thuốc đẹp mà độc

06/03/2019 / Biên tập 1

Thân rễ Thủy tiên có tác dụng mạnh và độc, Khi dùng phải hết sức thận trọng có thầy thuốc chuyên môn theo dõi. Người ta dùng thân rễ Thủy tiên để gây nôn và làm thuốc long đờm. Tên khác: hoa Thủy tiên. Tên khoa học: Narcissus tazetta L.Thuộc họ: Thủy tiên AMARYLLIDACEAE. Thủy tiên Narcissus do chữ Hy Lạp narkao là tê cóng, vì chỉ Narcissus thường gồm những cây có hương thơm, gây tình trạng sững sờ; tazetta do...

Cây Quao nước giải độc gan

06/03/2019 / Biên tập 1

Cây Quao nước mọc hoang ở bờ rạch, ưa phèn có nhiều ở Bến Tre, Sông Bé, Minh Hải (rừng U Minh). Mùa hoa quả: tháng 4-8. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ thân, lá và rễ của cây. Khi dùng đẽo vỏ của những cây già, cạo sạch vỏ ngoài, cắt thành từng phiến, phơi khô hoặc sao hơi vàng cho thơm. Chữa viêm gan mạn tính, xơ gan: Bài 1: Vỏ Quao nước 50g, rễ bình bát 10g, rễ Muồng...

Xương bồ - Thuốc khai khiếu, hòa vị

05/03/2019 / Biên tập 1

Xương bồ là tên chung của hai vị thuốc: Thạch xương bồ và Thủy xương bồ. Thạch xương bồ là thân rễ phơi khô của cây Thạch xương bồ (Acorus gramineus Soland.), thuộc họ Ráy (ARACEAE). Thủy xương bồ là rễ khô của cây Thủy xương bồ (Acori calamus L.), công dụng như thạch xương bồ. Thủy xương bồ có nhiều tinh dầu hơn. Xương bồ chứa tinh dầu (õ-asaron, asaron, caryophyllene, ahumulene, sekishone), một ít hợp chất phenol và chất béo....

Nấm ăn và nấm thuốc chữa bệnh

28/02/2019 / Biên tập 1

Có 3 loại nấm: nấm ăn, nấm thuốc và nấm độc. Các loài nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ. Khi ăn phải nấm độc, ngộ độc nhẹ thì đau bụng tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi. Ngộ độc nặng có thể trụy tim mạch, tử vong… Bên cạnh đó, người ta vẫn quan tâm và sử dụng các loại nấm ăn như mộc nhĩ, nấm hương làm thực phẩm và hỗ trợ điều trị. Nấm có giá trị chữa...

Giải khát, hạ nhiệt với lá Tiết dê

27/02/2019 / Biên tập 1

Cây Tiết dê mọc hoang rải rác ở khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng rừng núi. Nhân dân thường dùng lá làm thuốc chữa sốt, tiểu tiện khó, mụn nhọt,… Đặc biệt, loại thạch làm từ lá tiết dê được dùng rất phổ biến có công  dụng giải khát, hạ nhiệt, dùng thích hợp vào mùa nóng và những trường hợp sốt, tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt,… Cây Tiết dê còn có tên khác là dây Hồ đằng,...

Cám gạo với tinh chất quý ít người biết

27/02/2019 / Biên tập 1

Cám gạo chiếm 10% trọng lượng hạt thóc, được coi là phụ phẩm nông nghiệp, dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Cám gạo chiếm 10% trọng lượng hạt thóc, được coi là phụ phẩm nông nghiệp, dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cám gạo đã được chứng minh là chứa nhiều chất dinh dưỡng và các chất có...

ĐỀ XUẤT

Sản phẩm HOT

Hiển thị tất cả kết quả cho ""