Dược liệu
Thuốc từ Độc hoạt và Khương hoạt
Trong y học cổ truyền, Độc hoạt và Khương hoạt là hai vị thuốc được sử dụng rất nhiều để chữa các bệnh về phong hàn thấp tý. Chúng chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. Bộ phận dùng làm thuốc đều là rễ. Độc hoạt còn có tên Hương độc hoạt hay Mao đương quy (Angelica pubescens Ait); Khương hoạt còn gọi là Xuyên khương, Trúc tiết khương (Notopterygium incium Ting ex Chang), cùng ở họ Hoa tán (APACEAE). Cả...
Đông trùng hạ thảo và rối loạn tình dục (phần 2)
Một vài cách dùng ĐTHT thông dụng Khó có thể kể hết các phương thuốc Đông y có sử dụng ĐTHT, nhưng để cải thiện và phòng chống các bệnh lý rối loạn tình dục có thể lựa chọn một số cách dùng thông dụng sau đây: Rượu trùng thảo nhân sâm: ĐTHT và Nhân sâm lượng bằng nhau ngâm trong rượu tốt, sau chừng 10 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 1 ly nhỏ. Công dụng: bổ thận tráng dương, dùng...
Đông trùng hạ thảo và rối loạn tình dục
ĐTHT, còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một giống nấm mọc ký sinh trên con non của một loại sâu thuộc họ Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau: vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất dinh dưỡng làm cho con sâu chết; đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất...
Khiên ngưu: lợi tiểu, chữa phù thũng
Khiên ngưu còn có tên Hắc sửu, Bạch sửu, Nhị sửu, Bìm bìm biếc, Lạt bát hoa tử..., là hạt già phơi khô của cây Khiên ngưu (Pharbitis hederacea Choisy.), thuộc họ Bìm bìm (CONVOLVULACEAE). Cả 2 loại hạt (hạt màu trắng và hạt màu đen) đều dùng làm thuốc. Khiên ngưu chứa chất phacbitin, glucosid, chất béo, acid nilic, lysergol, chanoclavin, isopeniclavin và một số chất khác. Theo Đông y, khiên ngưu vị đắng cay, tính hàn, có độc; vào...
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ siêu đơn giản siêu hiệu quả
Để điều trị gan nhiễm mỡ, có rất nhiều các biện pháp, tùy thuộc vào mức độ của bệnh, việc tiết chế trong ăn uống cũng như việc sử dụng các bài thuốc nam trị gan nhiễm mỡ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Một số bài thuốc dân gian chữa hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ: Các bài thuốc từ lá Trà khô, lá trà khô là một vị thuốc nam có tác dụng tiêu mỡ trong cơ thể....
Cốt khí củ giúp trừ phong thấp
Cốt khí củ còn gọi là Hổ trượng, Điền thất, Hoạt huyết đan, Nam hoàng cầm. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, củ. Thu hái củ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8, 9)… Theo Đông y, Cốt khí củ vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết thông kinh, giảm đau, giải độc, lợi tiểu. Chữa phong thấp tê bại, đau nhức gân xương; ứ huyết do ngã, chấn thương, kinh...
Ô mai làm thuốc
Cây Mơ cho rất nhiều vị thuốc: Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae) là nhân hạt khô của quả Mơ; Nước cất hạt Mơ (Aqua Armeniacae amarae); Ô mai (Fructus Armeniacae praeparatus) quả Mơ được chế biến, phơi hay sấy khô; Dầu Hạnh nhân (Oleum Armeniacae) ép từ hạt Mơ. Trong thịt quả có chứa acid xitric, acid tactric; chất đường, dextrin, tinh bột, caroten, lyponen, quexetin,... Nhân hạt có chất dầu, chất amygdalin. Dưới tác dụng của men emunsin, chất amygdalin cho...
Cây thuốc nam đẩy lùi đau xương khớp cực hiệu quả
Từ khoá “Cây đau xương” trả về gần 15 triệu kết quả khi được tìm kiếm trên công cụ Google. Loại cây này đã quá quen thuộc khi trở thành cứu tinh của những người bị đau nhức xương khớp, không chỉ có tác dụng hiệu quả, nó được ưa chuộng bởi không gây ra tác dụng phụ cho người dùng. Cây thuốc Nam “danh bất hư truyền” Cây Đđau xương hay còn gọi là dây Đau xương, Khoan cân đằng (trong...
Thuốc từ cây Ngưu tất
Theo Đông y, Ngưu tất tính bình, vào 2 kinh can và thận. Ngưu tất dùng sống: rửa sạch, để ráo nước thái mỏng 1-2mm sấy khô, có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, lợi thấp, chữa tiểu tiện sẻn, cổ họng sưng đau, chấn thương, ứ máu bầm tím, khó đẻ. Ngưu tất, tên khác là Hoài ngưu tất. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ. Thu hái vào mùa đông khi thân lá đã khô héo. Đào lấy rễ,...
Cây lá Đắng chữa đau vai gáy
Ở những địa phương khác, người ta lại dùng vỏ cây lá Đắng làm thuốc với tên gọi là Ngũ gia bì chân chim (vì có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương như cây ngũ gia bì). Cây lá đắng thuộc họ Nhân sâm, tên khác là cây Chân chim, lá Lằng, Sâm nam. Cây mọc hoang ở ven rừng, đồi núi, có nhiều từ Bắc vào Nam. Nhân dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sử dụng lá Đắng...
Địa cốt bì, vị thuốc đa năng
Địa cốt bì là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ (Lycium sinense Mill.), họ Cà (SOLANACEAE). Địa cốt bì chứa alcaloid (KUKOAMIN), saponin, ox- sitosterol và nhiều chất khác. Dược lý hiện đại cho thấy địa cốt bì có tác dụng hạ nhiệt, hạ huyết áp, hạ đường huyết, hạ cholesterol máu, hưng phấn tử cung và kháng khuẩn. Theo Đông y, Địa cốt bì vị ngọt nhạt, tính hàn; vào phế, can, thận và tam tiêu....
Chữa ra mồ hôi trộm với Mẫu lệ
Mẫu lệ là tên thuốc trong y học cổ truyền của vỏ con Hàu (con Hầu), một loài nhuyễn thể sống ở cửa sông nước lợ hay ở biển. Mẫu lệ là tên thuốc trong y học cổ truyền của vỏ con Hàu (con Hầu), một loài nhuyễn thể sống ở cửa sông nước lợ hay ở biển. Mùa khai thác Hàu từ tháng 10 đến tháng 3, vì lúc này Hàu béo. Thịt Hàu được dùng làm thực phẩm rất...