Ý kiến đóng góp tâm huyết, thẳng thắn & xây dựng
NGÀNH DƯỢC LIỆU: TIỀM NĂNG & THÁCH THỨC
TRẦN XUÂN THUYẾT
Tôi bắt đầu tham gia ngành dược liệu từ năm 1961, đa kinh qua rất nhiều công việc (điều tra, sưu tầm, di thực, xây dựng chính sách, nghiên cứu khoa học…..) và đều hoàn thành tốt.
Nhưng nhìn lại những công việc mình đa làm thì tất cả đều trở thành dĩ vãng. Đâu còn thời kỳ trồng trọt đại trà Xuyên khung, Bạch chỉ…chưng cất nhiều loại tinh dầu…để xuất khẩu như trước đây nữa. Rừng núi dược liệu ngày xưa tựa như một cô gái tóc dài xinh đẹp thì nay chỉ còn như là nữ tu sĩ đầu trọc do bị nạn phá rừng… Vấn đề cấp bách nổi lên hiện nay là phải bảo vệ, bảo tồn như thế nào đây?
Khi đi sang làm việc tại Hunggari, tôi đã thấy họ tổ chức trồng dược liệu theo GAP. Thời gian qua, Hội Dược liệu Việt Nam, một số Doanh nghiệp (Hồng Đài Việt….) đa bắt đầu triển khai trồng trọt theo GAP.. Là người đa gắn bó cả đời với sự nghiệp dược liệu, tôi mong rằng Hiệp hội Dược liệu Việt Nam (bao gồm cả các hoạt động nông nghiệp, chế biến, sản xuất thành phẩm…) sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đề ra trong đó có việc phát triển sản xuất dược liệu theo GAP mà tôi hằng mong ước.
LÊ XUÂN ÁI
Giám đốc Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Côn Đảo là bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, là di tích lịch sử như nhiều người đã biết nhưng cũng là nơi hội tụ các hệ sinh thái tự nhiên rừng và biển trên một diện tích không lớn. Nhà nước đã sớm ban hành Quyết định số 85/CT ngày 31/3/1984 của Chủ tịch HĐBT thành lập Vườn Bảo tồn Quốc gia Côn Đảo và gần đây nhất, có Quyết định 120/QA-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển Vườn Quốc gia Côn Đảo đến năm 2020. Đến nay, sau 30 năm, song hành với việc bảo tồn di tích lịch sử, Côn Đảo đã tiến hành bảo tồn tài nguyên thiên nhiên rừng và biển. Đây là Vườn Quốc gia thực hiện tốt nhất công tác bảo tồn đồng thời tài nguyên rừng và biển ở nước ta hiện nay.
LÊ THỊ TUYẾT ANH
Ngoài tình hình chung sản xuất dược liệu ở nước ta là manh mún thì tỷ lệ hư hỏng sau thu hoạch quá nhiều. Mong rằng, sắp tới cán bộ kỹ thuật của Hiệp hội sẽ giúp đỡ địa phương cải tiến công nghệ sau thu hoạch để dược liệu Việt Nam ổn định và có thể vươn ra với thế giới.
Còn tại các địa phương thì nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh dược liệu đang bị sức ép lớn phải di dời để lấy chỗ cho phát triển khu công nghiệp, khu du lịch như ở Sa Pa, Phú Yên, Đà Lạt…mặc dù là các đơn vị này trong những năm vừa qua, đã giúp nhiều cho xóa đói giảm nghèo ở địa phương tới mức 230 -270 triệu Đồng/ha/6 tháng. Do vậy, xin đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hỗ trợ để có tiếng nói chung mạnh mẽ giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh ổn định phát triển.
NGUYỄN VĂN KHẢI (Giám đốc Công ty Khải Hà)
Chúng tôi đa kinh doanh dược liệu của Trung Quốc từ năm 1998 đến nay. Nhưng khi tập họp những nhận xét về chất lượng dược liệu nhập khẩu thì thấy chất lượng hiện nay rất kém so với trước đây. Cụ thể: có thông tin là dược liệu bán sang Việt Nam đa bị chiết xuất hoạt chất,dược liệu nhập khẩu Việt Nam là loại chất lượng kém..…Vậy đề nghị Hiệp hội Dược liệu Việt Nam đề xuất với các Bộ Ngành liên quan để có thể kiểm soát được chất lượng dược liệu nhập khẩu.
Khải Hà đa đầu tư vùng trồng vài chục ha ven sông Hồng để trồng những dược liệu phù hợp thổ nhưỡng. Đa phối hợp với Viện Dược liệu để xác định thời điểm nào để thu hoạch dược liệu tốt nhất. Trên cơ sở vùng trồng đó, Khải Hà mong muốn giao lưu dược liệu với các địa phương, doanh nghiệp khác. Khải Hà cũng đề nghị Hiệp hội phối hợp với Bộ Ngành có liên quan để giải quyết những khó khăn trong công tác phát triển dược liệu trong đó có vấn đề tài chính, nguồn vốn đầu tư và NCKH…
PHAN PHƯỚC HIỀN
Riêng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, Thiên niên kiện phân bố rải rác nhiều nơi từ sườn đồi hoặc ven bờ suối có độ cao từ 150m đến 500 m. Các khảo sát bước đầu của chúng tôi tại đây phát hiện 2 loài Thiên niên kiện với các đặc điểm sinh thái, hình thái khác nhau và đã tạm đặt tên là TNK xanh và TNK tím. Quy trình chưng cất và thành phần hóa học của tinh dầu từ 2 loại này đa được phân tích định lượng, qua đó cho thấy hàm lượng tinh dầu trong TNK tím (0,22%) cao hơn gấp 2 lần so với TNK xanh (0,13%), nhưng lại thấp hơn hàng chục lần so với các loài TNK dược dụng trên thị trường hoặc so với các loài TNK đa được phát hiện trước đây trong nước và trên thế giới. Kết quả phân tích trên thiết bị GCMS cho thấy thành phần hóa học tinh dầu của 2 loài TNK gồm 22-27 cấu tử, trong đó có một số cấu tử chiếm tỷ trọng rất cao so với các loài đã phát hiện trước đây như Linalool (20,49-19,43%) , ð-Cadinen (15,59-14,96%), α-Cadinol (19,91-21,48%), t-Muurolol (16,95- 18,93%) . Đây là những cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về sinh thái và hóa học nhằm xây dựng và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất một số chế phẩm phục vụ trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và y dược.
TS BÙI MỸ LINH, Khoa Dược, Khoa YHCT Trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Chất lượng dược liệu trên thị trường đang là vấn đề bất cập hiện nay trong ngành dược liệu. Trong thực tế, có nhiều loại nhầm lẫn thường xẩy ra, đó là: Lẫn nhiều tạp chất; dùng dược liệu nhưng hàm lượng hoạt chất thấp; vị thuốc có nhầm lẫn về loài; vị thuốc sử dụng không đúng bộ phận dùng; vị thuốc có trộn tạp chất, chất nhuộm mầu; nhiều dược liệu chưa được định danh đúng. Bên cạnh vấn đề của thị trường thì cần tính đến liệu người sử dụng dược liệu có thật sự muốn có Dược liệu tốt hay không?