Sữa chua với sức khỏe con người
Sữa chua hay còn gọi là Yaourt được phát triển trên thế giới từ những 1920, song gần đây mới phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, rất ít người tiêu dùng tìm hiểu tác dụng cụ thể của loại thực phẩm dùng làm thuốc này.
Sữa chua có chất cận sinh (còn gọi là Protiotic) tức là những vi sinh vật sống. Nếu được đưa vào cơ thể với hàm lượng đầy đủ và ổn định, chúng sẽ cải thiện được sự cân bằng của tạp khuẩn ruột và có lợi cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Đi vào cụ thể, sữa chua có các vi khuẩn Lactobacillus buglgaricus, Streptococcus thermophilus có lợi cho sự dung nạp Lactose ở người.
Hiện nay, trên thế giới có tới 75% số người không dung nạp được, không tiêu hóa được hoàn toàn chất đường Lactose trong các loại chế phẩm làm từ sữa. Nguyên nhân là trong ruột những người này thiếu hoạt chất men gọi là Beta galactosidaza, cũng có thể có tổn thương niêm mạc ruột. Lactose không chuyển hóa được ở ruột non, sẽ tới đại tràng và ở đây, Lactose thoái phân bối tạp khuẩn biến thành axit có mạch ngắn, các khí Hydro, Metan và Carbonic. Do đó bệnh nhân bị đầy hơi, trướng bụng, co thắt ruột, tiểu chảy.
Men trong sữa chua - xúc tác làm chuyển hóa Lactose, thay đổi pH trong ruột và làm chậm sự vận chuyển Lactose. Sữa chua kéo dài thời gian vận chuyển Lactose (so với sữa thường), giúp cho Lactose ở ruột có thêm thời gian giáng hóa. Sữa chua còn làm tăng lượng tạp khuẩn phụ thuộc Gluxit, do đó làm tăng sự tiêu hóa Lactose qua men Lactaza ở vi khuẩn.
Hiện nay, giới y học vẫn tiếp tục nghiên cứu mở rộng cách sử dụng các chất cận sinh trong các dạng thực phẩm và dạng thuốc bào chế khác nhau để phục vụ cho công tác phòng chữa bệnh.
GS. TS Nguyên Khang – CTQ số 58