TINH HOA XANH

Sản phẩm giả mạo thuốc cổ truyền, Bộ Y tế yêu cầu Sở siết chặt nguồn gốc

 Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa ký công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra, truyền thông sử dụng thuốc cổ truyền có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Công văn nêu rõ, trong thời gian qua, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền Bộ Y tế nhận được một số kết quả kiểm nghiệm và thông tin trên các cơ quan truyền thông về một số sản phẩm giả mạo thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền có trộn các hoạt chất tân dược không được đăng ký lưu hành, như: thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, thuốc dùng ngoài điều trị trùng thú cắn…và một số loại thuốc khác. Vì vậy, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đề nghị Sở y tế các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ.

Theo đó, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền yêu cầu Sở y tế các địa phương tăng cường kiểm tra các sản phẩm có trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả cơ sở công lập và tư nhân) và cơ sở kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố. Xử lý nghiêm các cơ sở có sử dụng sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan, lực lượng có liên quan như Cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức kinh doanh thuốc cổ truyền không được đăng ký lưu hành và không có nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật.

loan-san-pham-gia-mao-thuoc-co-truyen-bo-y-te-yeu-cau-so-siet-chat-nguon-goc-1

Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã nguy kịch khi điều trị bệnh bằng những viên hoàn màu đỏ, xanh, xám  (ảnh minh hoạ)

    Tăng cường hoạt động truyền thông, hướng dẫn cho người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh nhận thức rõ sự nguy hại tới sức khoẻ và trách nhiệm của việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc cổ truyền không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định của pháp luật và không do các cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

    Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ y tế đề nghị lãnh đạo các Sở y tế khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý YDCT trước ngày 10/6/2019 để tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Bộ.

    Trước đó, liên tiếp xảy ra các vụ việc người bệnh sử dụng thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc bị biến chứng nguy kịch. Tiêu biểu là những người bị bệnh tiểu đường có sử dụng các viên hoàn màu xanh, đỏ, xám để trị bệnh, bệnh thì có đỡ nhưng lại nguy kịch tính mạng thậm chí có người mất mạng.

    Đầu năm 2019, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu BV Bạch Mai cũng ghi nhận ít nhất 2 bệnh nhân tử vong có sử dụng  những viên thuốc tễ hình tròn, màu xanh, đỏ hoặc xám được quảng cáo là trị khỏi bệnh tiểu đường. Kết quả kiểm nghiệm thuốc phát hiện thuốc có chứa chất thành phần Phenfoxmin. Đây là dược chất điều trị đái tháo đường thế hệ đầu tiên ở thập niên 1950 tại Mỹ. Nhưng thuốc này đã bị cấm sản xuất và lưu hành ở Mỹ từ năm 1973 do chứa chất gây nhiễm acid lactic gây chuyển hóa nặng, tử vong, chết hàng loạt.

    Trước đó, tháng 3/2018 hàng chục người bệnh tiểu đường ở Cần Thơ đã nhập viện đa khoa TP. Cần Thơ cấp cứu vì suy đa tạng và đã có người tử vong. Điều lưu ý là cả 10 bệnh nhân này đều có chung đặc điểm là dùng thuốc đông dược hạ đường huyết được bán trôi nổi trên thị trường trong một thời gian dài. Loại thuốc bệnh nhân sử dụng thường gọi là thuốc tàu hoặc thuốc tễ, có dạng viên tròn màu xanh, đỏ hoặc xám. Loại thuốc này đã được Viện Pasteur TP.HCM kiểm nghiệm, trong thuốc cũng có chứa thành phần chất cấm Phenfoxmin.

    SK&ĐS

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

    Tags

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""