TINH HOA XANH

Ô nhiễm không khí- Bài học dành cho tất cả mọi người

Không khí là lớp khí bao quanh mặt đất chứ không như dưỡng khí là thể đơn nằm trong không khí có tính chất nuôi dưỡng sinh vật. Như vậy, không phải lúc nào, ở đâu, không khí cũng đều có lợi cho sức khỏe nhất là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Năm 1840, Christian Friederich Schoben người Thụy Sỹ phát hiện ra tầng ozon. Năm 1858 nhà vật lý học người Pháp Houzeau xác định ozon là thành phần tự nhiên của khí quyển.


Ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất. ở tầng bình lưu cách mặt đất 10 – 15km, tia tử ngoại trong ánh nắng khiến cho một phân tử oxy phân giải thành hai nguyên tử, trong đó một nguyên tử oxy lại kết hợp với một phân tử oxy thành phân tử ozon (O3) và cách mặt đất khoảng 25km, hình thành nên tầng ozon.
Năm 1985 đội khảo sát Nam cực của Anh phát hiện thấy ở Nam cực có một lỗ thủng tầng ozon rất lớn. Tại lỗ thủng này, hàm lượng khí ozon thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường. Năm 1987, các nhà khoa học Đức phát hiện trên bầu trời Bắc cực cũng có một lỗ thủng tầng ozon tương tự. Về sau người ta được biết nhiều nơi trên thế giới cũng có hiện tượng tầng ozon bị phá hoại.
Tuyệt đại đa số các nhà khoa học đều cho rằng “hung thủ” chính là chất clorua hydrocacbon do hoạt động của con người thải vào không khí. Họ còn phát hiện thấy có tối thiểu 100 loài tạp chất gây nguy hại cho môi trường trong đó có các khí sunfurơ, hợp chất oxy nitơ, các hợp chất có gốc flo, clo gây nguy hại lớn cho con người. Các chất này khuếch tán vào tầng ozon, dưới sự chiếu xạ mạnh của các tia tử ngoại, các phân tử của chúng sẽ phân giải thành các nguyên tử clo bay lơ lửng. Các nguyên tử clo sẽ tác động phân tử ozon và một phân tử oxy để biến thành hai phân tử ozon. Nồng độ ozon không ngừng giảm thấp và cuối cùng hình thành các lỗ thủng.
Ozon là tầng khí rất mỏng. Tầng ozon có thể ngăn cản tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời. Khi tầng ozon bị phá hoại thì một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống gây tác hại cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Về lâu dài, tia tử ngoại chiếu xạ một cách quá mức sẽ phá hoại lục diệp tố trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật. Tia tử ngoại tăng lên còn làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, hệ thống miễn dịch mất điều hòa dẫn đến nhiều bệnh tật… Hiện nay, hàng năm trên thế giới số người chết vì bệnh ung thư da ước tính khoảng 10 vạn; số người bị bệnh bạch tạng càng nhiều hơn. Theo dự tính của các nhà khoa học, nếu giảm đi 1% khí ozon trong tầng ozon thì lượng tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời sẽ tăng lên 2%; tỉ lệ bệnh ung thư tăng lên 5% - 7%; tỉ lệ bạch bạch tạng sẽ tăng lên 0,2% - 0,6%. Tia tử ngoại nhiều còn làm hại cả các vật phù du sống trong nước ở độ sâu 20m, dẫn đến mất cân bằng sinh thái của biển.
Trước tình hình đó, việc bảo vệ tầng ozon đã trở thành một lĩnh vực quan trọng của bảo vệ môi trường quốc tế. Đây cũng là bài học dành cho tất cả mọi người. Vì môi trường sống của chính mình, chúng ta hãy bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tầng ozon.

Lê Tâm (CTQ số 72)

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""