TINH HOA XANH

Loài cây QUÝ hơn VÀNG mà dân Việt Nam không biết - Cây Xuyến Chi

 

Cây xuyến chi có ăn được không?

A.Tại sao cây hoa xuyến chi có nhiều tác dụng chữa bệnh?

Cây xuyến chi có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh cho con người, bởi vì trong cây có chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như: 9.8% nước, 2.2% Mn, 2.3% Mg, 1.1% Ca, 1.6% Photpho, 1.2% Cr, 0.02% Fe, 0.03% Zn,…những chất này rất tốt cho sức khỏe.Ngoài ra, những chất như acetone 2.8%, methanol 8.6%, acetone 2.5% có tác dụng làm thuốc chữa ho, giảm đau hiệu quả.

B. Tìm hiểu về đăc điểm của cây Xuyến Chi:

Trong đông y, xuyến chi có vị đắng, nhạt, hơi cay, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tiêu độc, sát trùng. Có tác dụng dùng chữa viêm họng, sưng họng phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, viêm thận cấp, dị ứng, mày đay, bệnh ngoài da mẫn ngứa nóng đỏ. Một số nơi người dân thường sử dụng trị vết rắn cắn, côn trùng độc cắn bằng cách giã nát rồi đắp trực tiếp vào vết thương. Trẻ con cũng thường dùng loại này cầm máu khi bị thương.

Cây Xuyến Chi hay còn gọi là đơn buốt, đơn kim, quỷ châm, song nha long

Tên Tiếng anh: Bidens pilosa Cây xuyến chi là loại thực vật có hoa thuộc chi bidens có hoa thuộc họ cúc (Asteraceae)

Loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào các nước Châu Âu, Châu Phi vào cuối thế kỉ XVI. Tại Việt Nam cây mọc khắp nơi bên ghềnh đá, bãi cát, gò đất khô, đất hoang, bên đường tàu, triền đê, bờ mương, vệ đường… Bất cứ môi trường nào, Xuyến Chi vẫn phát triển và bốn mùa hoa nở có những bông hoa bé nhỏ tươi tắn, lung linh nở quang năm… Là loài cỏ mọc hoang dại, ao chừng 0,3 m đến 0,4 m (có thể cao tới 1,5m – 2m ở nơi đất tốt, ẩm, có giá tựa cho cây).Cành rậm, thường mọc theo từng nhóm, phát triển thành quần thể. Vào mùa xuân có hoa (quanh năm, theo từng loại xuyến chi) sau đó các nhụy hoa trở thành hạt, đầu hạt có các móc gai. Các hạt này di chuyển theo gió hoặc bám vào các con vật, cả con người và đồ vật của con người. Di chuyển đến những nơi gặp điều kiện thuận lợi thì sinh trưởng tiếp theo, hạt cây có thể nảy mầm và cây con có thể phát triển trong những điều kiện khắc nghiệt hơn những loài cây khác nên xuyến chi có xu hướng lấn át các loài cây bản địa. C. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa xuyến chi

1/ Trẻ sốt cao: xuyến chi hoa và lá 20 g, sài đất 20 g, giã nát vắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2-3 lần, còn bã thuốc đắp lòng bàn chân cho trẻ.

2/ Chữa rắn cắn, mề đay nổi mẩn, bị thương, trĩ lở: Dùng lá xuyến chi 20g giã nhỏ xát và đắp vào chỗ đau, kết hợp uống thuốc sắc( cây khô 15g).

3/ Đau răng, sâu răng: xuyến chi cả hoa và lá, giã nát với một ít muối trắng. Viên thành viên nhỏ, nhét vào chỗ đau răng hoặc sâu răng.

4/ Viêm gan virus: dùng cả lá và hoa cây xuyến chi khoảng 20g,diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 20g, cam thảo đất 15g, bồ bồ 15g, hạt dành dành 12g. Sắc uống ngày một thang.

5/ Viêm họng, viêm thanh quản: cây xuyến chi lấy cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15 g. Sắc với 700ml nước lấy 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc uống ngày một thang.

6/ Trị mẩn ngứa : Xuyến chi thường dùng ngoài nấu nước tắm (100–200g nấu với 4–5 lít nước) bã xát kỹ để trị mẩn ngứa. Thường chỉ dùng 1–2 lần thấy kết quả.

7/ Chấn thương phần mềm, tụ máu đau nhức: xuyến chi cả lá và hoa, lá cây đại, 2 loại thảo dược lấy cùng một lượng bằng nhau, giã nát, băng đắp vào chỗ đau, thực hiện ngày 1-3 lần. Khi máu tụ tan, hết đau nhức thì ngừng đắp thuốc.

8/ Chữa đau lưng do làm gắng sức: Cây xuyến chi 150g, rửa sạch sắc lấy nước, thêm 250g đại táo, đường đỏ và chút rượu trắng, nấu nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ, chia 4-5 lần uống trong ngày, uống liền 10 ngày.

 

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""