5 loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao nên trồng. | nông lâm các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam rất quý hiếm. Nguồn tài nguyên của Việt Nam được mệnh danh là vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt là các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.
Dưới đây là một số loại thảo dược quý có gái trị dinh dưỡng, công dụng cũng như giá trị kinh tế cao mà bà con có thể tham khảo.
1. Chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa có rất nhiều tên gọi như: diệp hạ châu, cây chó đẻ, trân châu thảo. Có tên chó đẻ là vì theo quan sát của người dân chó mẹ sau khi đẻ con thường đi tìm ăn loại cây này. Theo nghiên cứu hành động này của chó mẹ giúp nó mau lành vết thương sau đẻ. Tên diệp hạ châu (hạt dưới lá) xuất phát từ việc dưới mỗi cành lá xuất hiện 1 hàng hạt tròn hình cầu như viên châu.
2. Cây đinh lăng
Đinh lăng là loại cây dược liệu quý, cây cho thu hoạch triệt để từ lá, thân, gốc đều dùng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh nên được thị trường rất ưa chuộng, tin dùng nên bà con cứ yên tâm trồng để làm giàu.Tuy nhiên, ông Hùng cũng khuyến cáo bà con trước khi trồng nên tìm hiểu kỹ kỹ thuật trồng và tìm đối tác tiêu thụ nhằm đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt nhất và khi bán có nơi tiêu thụ ổn định. Khá nhiều người nghĩ rằng đinh lăng chỉ có 2 loại: lá to và lá nhỏ. Ít ai biết rằng loài cây này có đến 7 loại. Tuy nhiên, nếu nói về công dụng làm dược liệu thì chỉ có 1 loại. Đó là đinh lăng lá nếp (lá nhỏ). 6 loại còn lại chủ yếu là làm cảnh.
3. Ba kích
Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên triển khai mô hình trồng cây ba kích tím tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, với quy mô 5 ha, có 9 hộ nông dân tham gia. Năm 2019, Trung tâm tiếp tục mở rộng mô hình tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công với quy mô thực hiện là 5 ha, 18 hộ nông dân tham gia. Với mục đích muốn trồng cây dược liệu ngắn ngày, ba kích được xem là một trong những loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu khai thác quá đà, loài dược liệu này có khả năng bị tuyệt chủng vĩnh viễn.
4. Sâm ngọc linh
Sâm Ngọc Linh hay còn được biết với cái tên là sâm Việt Nam thường được tìm thấy ở vùng cao nguyên miền Trung Việt Nam, và được coi là một loài sâm tốt trong danh sách cây thuốc quý hiếm. Nhân sâm Ngọc Linh là một loại nhân sâm đặc biệt của Việt Nam, được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973. Nó mọc trên núi Ngọc Linh, khu vực giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Vì Ngọc Linh là loại thảo dược quý có giá trị kinh tế cao nên đã gần như cạn kiệt trong tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện nay đã và đang cố gắng trồng nó để bảo tồn loài sâm quý. Nhân sâm Ngọc Linh phát triển rất chậm và phải mất nhiều năm để phát triển trước khi thu hoạch
5. Tam thất
Tam thất là một loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao với lá, quả và hoa được sử dụng để làm thuốc. Cần mất rất nhiều năm để tam thất có thể phát triển hoàn toàn. Ở nước ta, loại thảo dược này được mọc nhiều nhất ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng hoặc các vùng núi cao trên 1200m Còn có tên là sâm vũ điệp là một trong một số loại cây dược liệu quý hiếm được sử dụng để chữa bệnh. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, mỗi loại nhân sâm được cho là có đặc tính chữa bệnh độc đáo. Đối với sâm vũ điệp, loại cây này có đặc tính làm ấm, chữa tiểu đường và được cho là giúp lưu thông máu huyết.