Đường và “vai trò” gây bệnh tim mạch, ung thư
Thực tế những kết quả đầu tiên của 2 công trình ở Mỹ đã xác định sự liên quan giữa các bệnh thường gọi do nền văn minh gây ra và chế độ ăn có nhiều đường (Đường trong mứt kẹo, cũng như đường trong thức ăn có tiếng là an toàn như bánh mì, hoặc các loại bột)
Khi thầy thuốc báo cho người bệnh là các tình trạng bệnh lý vừa qua là nhồi máu cơ tim, thì điều đó thật đột ngột đối với bệnh nhân ở tuổi 56, không có yếu tố nguy cơ điển hình nào của người dễ mắc bệnh tim mạch: không có tiền sử gia đình, từ 30 năm nay trọng lượng cơ thể tương đối ổn định, đã ăn rất ít mỡ động vật và các thức ăn chiên rán mà “bữa ăn chủ yếu gồm bánh mì, các chất bột, mứt”. Nhưng khi hỏi bác sĩ về mối liên quan giữa chế độ ăn với bệnh tim mạch thì được trả lời là đường không gây nhồi máu cơ tim. Năm 1998 tại trường Y tế cộng đồng Harvard, Boston, Giáo sư Walter Willett phân tích các kết quả thống kê của hai nghiên cứu đồ sộ về dịch tễ học - nghiên cứu về tình trạng sức khoẻ của các y tá và thầy thuốc từ 12 năm nay với mục đích theo dõi tình trạng sức khoẻ và lối sống của 40.000 nam và 88.000 nữ để phát hiện liên quan giữa yếu tố dinh dưỡng và khả năng đẩy lùi “dịch” các bệnh kinh diễn - ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh Alzheimer..đang lưu hành cao ở các nước phương Tây.
Hai nghiên cứu này tại Mỹ đã cung cấp các kết quả có giá trị. Nhờ nghiên cứu, người ta đã biết rằng các chất chống oxy hoá như Vitamin E làm giảm rõ rệt nguy cơ mắc bệnh mạch vành, ăn cá thường xuyên sẽ giảm được 1/2 nguy cơ chết đột ngột, hoặc các chất sơ của hoa quả có thể dự phòng nguy cơ mắc Polip đại tràng...
Hiện nay, Giáo sư Walter Willett một lần nữa lại nêu lên mối liên quan phức tạp giữa chế độ dinh dưỡng ở phương Tây và các bệnh động mạch vành. Ông nhận xét là việc ăn các loại đường hấp thụ nhanh có trong khoai tây, bánh mỳ, gạo, đường tinh chế (các thực phẩm thường được tiêu thụ tại các nước phát triển) có liên quan tới các bệnh tim mạch. Nhóm nghiên cứu tại Harvard thấy đường cũng tỏ ra nguy hiểm với các động mạch giống như việc ăn quá nhiều mỡ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rõ vai trò của insulin. Khi một người có tình trạng tăng kháng insulin, thì đường lại tăng tác hại với hệ tim mạch.
Một cuộc sống ít hoạt động ... có nguy cơ cao.
Các loại đường tinh chế và chất bột dễ tiêu gây ra tình trạng tăng đường huyết đột ngột và cao : gọi là chất có chỉ số đường huyết cao. Các đợt tăng đường huyết này thúc đẩy tuỵ tạng sản xuất insulin. Insulin thông báo cho tế bào thu hồi đường huyết. Nhưng đôi khi các tế bào không đáp ứng với yêu cầu của insulin. khi đó tuỵ tạng sẽ sản xuất ra nhiều insulin hơn nữa để cố gắng chống lại tình trạng kháng insulin của tế bào, dẫn tới hậu quả chuyển hoá (tăng Triglyxerit, tăng độ dầy thành huyết quản) có thể dẫn tới tai biến tim mạch.
Tình trạng kháng insulin gây bệnh tiểu đường phổ biến trong cộng đồng các nước đã phát triển và tăng lên ở các nước đang phát triển. Cuộc sống ít hoạt động cũng gây hậu quả trên. ở các cơ địa này, chế độ ăn nhiều đường tinh chế không chỉ giới hạn ở bệnh tim mạch mà còn gây các hậu quả tai hại khác.
Tại Mỹ, bệnh tiểu đường ở người trưởng thành là một vấn đề y tế cộng đồng phổ biến hơn cả ở Pháp, tác động tới 14 triệu người và tiêu tốn mỗi năm tới 93 tỷ USD của cộng đồng. Vài năm gần đây các nhà dịch tễ học Havard đã đưa ra giả thuyết bệnh tiểu đường tăng lên bởi chế độ ăn giầu gluxit hấp thụ nhanh, với thời gian kéo dài làm suy yếu khả năng của tuỵ tạng. Để chứng minh giả thuyết này các nhà nghiên cứu đã theo dõi 65.173 nữ và 42.750 nam. Khi bắt đầu nghiên cứu, các người tham dự nghiên cứu không mắc tiểu đường. Sáu năm sau, đã phát hiện có 925 ca nữ và 523 ca nam mắc tiểu đường không phụ thuộc insulin. Thói quen về ăn uống trong nhóm bệnh nhân đã được so sánh với một nhóm người tham gia nghiên cứu khoẻ mạnh. Trong 2 nhóm, các người ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có nguy cơ tiểu đường tăng trung bình 50%. Các thực phẩm có nguy cơ gồm có bánh mì trắng, khoai tây luộc hoặc nghiền, các ngũ cốc vào bữa sáng, mứt. Hai nghiên cứu này cho thấy tác dụng bảo vệ của các sơ ngũ cốc đã làm giảm 30% nguy cơ bệnh tiểu đường.
Khi hai tình trạng nguy cơ kết hợp: “gluxit hấp thụ nhanh” cộng với “ăn ít chất sơ”, nguy cơ mắc tiểu đường được nhân với 2,17 đối với nam và 2,5 đối với nữ. Điểm lại, hai nghiên cứu này đã cho thấy các chất béo no không phải là yếu tố chính gây tiểu đường.
Một thời gian dài các chất béo được coi như yếu tố chính làm tăng các bệnh “do văn minh mang lại” như ung thư đại tràng và ung thư vú, mặc dầu có ít bằng chứng khoa học. Năm 1997 việc phân tích sự kết hợp này trong 13 nghiên cứu dịch tễ học không chứng minh được sự tăng nguy cơ ung thư đại tràng khi ăn thực phẩm giàu chất béo.
Lối sống phương Tây.
Một năm trước đây, Walter Willett đã sử dụng các phương pháp phân tích kết hợp như trên để tìm ra mối liên quan, “ngược lại, đã phát hiện điểm đáng lo ngại, khi ăn rất ít các chất béo, nguy cơ ung thư vú tăng gấp đôi. Điểm này cho thấy cần xem xét vai trò của chế độ ăn theo phương Tây giàu chất đường tinh chế”.
Cách đây 9 năm, nhà dịch tễ học và dinh dưỡng học, Rudolf Kaaks, tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế ung thư, người đầu tiên đã đặt vấn đề vai trò của insulin gây ung thư đại tràng. Ông đã tham gia 2 nghiên cứu dịch tễ học có kết quả đáng lưu ý. Nghiên cứu đầu tiên tại Marseille cho thấy các thói quen ăn uống của những người mắc Políp đại tràng (một tổn thương bệnh lý có thể dẫn tới ung thư) chỉ khác một điểm với người không bị políp là đã ăn nhiều đường mứt kẹo hơn. Nghiên cứu thứ 2 tại Belgique đã phát hiện người bị ung thư đại tràng ăn nhiều thức ăn có đường với các chất bột.
Các kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Từ 1975, các tác động của việc tiêu thụ một lượng đường quan trọng hoặc các thức ăn ngọt có nguy cơ gây ung thư đại tràng đã được đánh giá trong 32 điều tra dịch tễ học. Phần lớn các điều tra này cho thấy có tăng nguy cơ khi tiêu thụ nhiều các thực phẩm có đường.
Theo bác sĩ Edward Giovannucci, thành viên Trường y tế cộng đồng Harvard, “đường và thức ăn có đường không phải chất gây ung thư, nhưng có thể góp phần gây ung thư đại tràng do các chất này có thể làm biến đổi các thức ăn có tác dụng bảo vệ, tạo thuận lợi gây béo phì, tăng đường huyết và bài tiết insulin.”
Tại trường Đại học Toronto một trong những người đầu tiên đã thăm dò liên quan giữa insulin và ung thư. Năm 1995 đã nêu giả thuyết, một sự dư thừa insulin là yếu tố thuận lợi gây ung thư đại tràng, đăng trong các báo Các căn nguyên gây ung thư và cách giám sát . Từ đó nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng như dịch tễ học đã củng cố giả thuyết của tác giả trên cũng như các nhà nghiên cứu khác. Năm 1997, một nghiên cứu tại ý đã đưa ra bằng chứng tăng nguy cơ ung thư trên người ăn nhiều bánh mỳ trắng và bột nghiền. Cũng thời gian đó, một nghiên cứu tại trường đại học Utah, chứng minh những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao gây nguy cơ ung thư càng lớn khi ít hoạt động và ăn ít chất sơ. Ông đã phân tích: “Các người béo phì, các người ít hoạt động thường có tình trạng kháng insulin . Khi tình trạng kháng insulin này kết hợp với đường huyết cao do chọn lựa thức ăn không đúng, nồng độ insulin trở nên quá cao, insulin tạo thuận lợi cho tăng sinh tế bào biểu mô đại tràng, và còn tăng cường phân bào tế bào ung thư”. Tuy nhiên ông nhận thấy không phải lúc nào cũng chứng minh được, thức ăn có chỉ số đường huyết cao có vai trò gây ung thư đại tràng. Các nghiên cứu đang tiến hành sẽ cho thấy rõ vấn đề hơn, nghiên cứu tại Mỹ cho thấy các bệnh nhân tiểu đường hay bị ung thư đại tràng hơn nhóm không bị tiểu đường.
Tại Lyon, Rudolf Kaaks cũng nghiên cứu vai trò của insulin. Tác giả vừa công bố các kết quả nghiên cứu nguy cơ ung thư dạ dày tại 2 tỉnh ở Bỉ. Nguy cơ này tăng gấp đôi ở những người ăn nhiều đường. “Tác giả đã nêu lên ngày càng thấy rõ insulin như một yếu tố nguy cơ gây ung thư có tỷ lệ cao ở các nước đã phát triển”. Nồng độ insulin cao khi đói thường kèm với nồng độ cao yếu tố 1 tăng trưởng insulin (IGF-1), có khả dụng sinh học, trước dây đã biết yếu tố 1 tăng trưởng của insulin có tác động gây ung thư vú và tuyến tiền liệt, và có thể cũng gây ung thư đại tràng. Thông qua IGF-1, insulin làm tăng các nồng độ oestrogene tự do, đó là căn nguyên gây ung thư vú và tử cung.
Hướng nghiên cứu về vai trò của insulin.
Theo Rudolf Kaaks, tình trạng kháng insulin, là đặc tính rõ nét của lối sống phương Tây, do ít hoạt động, dư thừa các chất béo no, đạm động vật và đường tinh chế, có thể giải thích hịên tượng tăng một số ung thư do tác động trực tiếp bởi nồng độ trong máu của nhiều loại hoc môn. Trong nghiên cứu tiến cứu, Viện dinh dưỡng và ung thư đã bắt đầu nghiên cứu sự liên quan giữa nồng độ insulin khi đói và các ung thư đại tràng. Theo các kết quả sơ bộ tình trạng tăng insulin trong máu có kết hợp rõ ràng với nguy cơ ung thư.
Các nhà nghiên cứu chê trách công nghiệp thực phẩm đã làm thay đổi chất gluxit theo hướng tăng chỉ số đường huyết : tinh chế quá mức, các dạng đường miếng thành keo dùng trong chế biến thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất khuyến cáo cộng đồng hoạt động thể dục, sử dụng mỡ thực vật hơn là các chất béo no, ăn thức ăn càng ít tinh chế càng tốt : bánh mì, gạo xay, bột nghiền hoàn toàn hơn là dùng bánh mì trắng, ít hoặc không dùng đường và mứt kẹo. Tác giả nhấn mạnh “chất đường hấp thu nhanh, ăn sau bữa ăn ít gây độc hơn so với ăn thường xuyên trong ngày. Nồng độ insulin tăng cao thường xuyên có thể gây tác hại cho chuyển hoá hoc mon cơ thể “ một nhà dinh dưỡng lâm sàng tại trường đại học Harvard nêu ý kiến nên trở lại lối ăn uống “thời cổ đại”: “Người lớn ít ăn ngũ cốc và các thực phẩm có nhiều bột nhưng thường ăn hoa quả và rau. Với kiểu ăn uống này con người sẽ giữ được sức khoẻ”.
Caythuocquy.info.vn