TINH HOA XANH

Cách phòng sốc nhiệt cho trẻ khi đi xe hơi

Ngay cả khi thời tiết ôn hòa, nhiệt độ trong xe ôtô vẫn có thể vượt quá 38oC. Mùa hè nóng bức, dù cửa xe có mở hé xuống một chút, nhiệt độ trong xe có thể tăng lên đến hơn 40oC. Với nền nhiệt như vậy, ôtô đỗ ngoài trời vào mùa hè có thể biến thành một chiếc lò nướng và có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm do sốc nhiệt.

Nguy cơ của một chiếc xe ôtô bị tăng nhiệt khi tham gia giao thông

Trong một chiếc xe ôtô bị tăng nhiệt khi lưu thông, chỉ cần 10-15 phút có thể gây tổn thương não và các bộ phận quan trọng trong cơ thể trẻ. Khi nhiệt độ trong cơ thể trẻ đạt tới 40oC, các cơ quan quan trọng của trẻ sẽ ngừng hoạt động và khi nhiệt độ cơ thể đạt tới 42oC thì trẻ sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Hãy thử điểm lại các thông tin được công bố bởi Bộ Giao thông Hoa Kỳ:

Một đứa trẻ 9 tháng tuổi chết sau khi bị “nhốt” trong ghế an toàn trẻ em trong một chiếc xe tải nhỏ trong 2 giờ đồng hồ do sự hiểu lầm của cha mẹ dẫn đến đứa trẻ bị bỏ lại một mình trong xe; cha mẹ bé tin rằng bé ở nhà với người khác.

Một đứa trẻ 23 tháng tuổi đã chết khi một đứa trẻ lớn trông nom em bé, đưa em bé vào trong xe để đi đến cửa hàng, trở về nhà vì đã quên thứ gì đó, sau đó bị phân tâm bởi những chương trình trên tivi, rồi ngồi trên ghế dài để xem tivi, và ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy đã là 2 tiếng sau.

Việc bỏ trẻ trong xe một mình không chỉ khiến trẻ có thể chết vì sốc nhiệt mà còn có khả năng tử vong do ngạt khí, thiếu oxy... Hãy luôn để ý trẻ bên mình và luôn theo dõi trẻ mọi lúc mọi nơi.

cach-phong-soc-nhiet-cho-tre-khi-di-xe-hoi-1

Trẻ em sẽ mệt mỏi khi ngủ ngồi trên ôtô.

Các biện pháp phòng tránh cho trẻ bị sốc nhiệt

- Hiện tượng sốc nhiệt là tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp đúng cách nếu không có thể dẫn đến nguy cơ gây tử vong. Các dấu hiệu của sốc nhiệt gồm có thân nhiệt cao, không có mồ hôi, da nóng đỏ và khô, mạch nhanh, khó thở...

- Đừng để trẻ ở lại trong xe hơi khi bạn rời khỏi xe dù cửa sổ mở, động cơ vẫn làm việc, điều hòa đang hoạt động. Đặc biệt là vào một ngày nắng nóng, nhiệt độ trong xe có thể sẽ bị nóng nhanh chóng.

    - Nguy cơ sốc nhiệt tăng khi trẻ đang ở trong môi trường điều hòa mà bước ra ngoài trời rất nóng, hoặc từ ngoài trời nóng mà vào ngay phòng điều hòa hoặc điều hòa nhiệt độ quá thấp. Với thời tiết khoảng 39oC trở lên thì nguy cơ càng cao. Do vậy, khi xe đỗ ở ngoài trời nắng quá lâu, việc đầu tiên cần làm trước khi lên xe là mở cửa sổ để giảm bớt không khí nóng trong xe. Nếu như trẻ lên xe có mồ hôi nhễ nhại, cần lau khô người hoặc đợi người ráo mồ hôi rồi mới bật điều hòa để tránh cảm lạnh. Không nên bật lạnh sâu và gió lớn ngay từ đầu mà cần giảm nhiệt từ từ để cơ thể trẻ kịp thích nghi.

    - Tránh sốc nhiệt : Trước khi dừng hẳn xe vài phút nên tắt điều hòa và chỉ dùng quạt gió để giúp cơ thể trẻ dần làm quen với nhiệt độ bên ngoài. Hoặc có thể hạ kính xuống 1 chút để không khí có thể lưu thông.

    - Nội thất ôtô bề mặt nhựa của bảng điều khiển, ghế, ống dẫn khí có chất benzen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Một chiếc xe hơi dưới ánh nắng mặt trời (khoảng 40oC) có lượng khí benzen lên cao. Người thường xuyên ở trong ô tô kín sẽ hít phải chất độc này và dễ mắc bệnh. Mức benzen sẽ giảm xuống khi bạn vệ sinh xe thường xuyên, bảo dưỡng, bảo trì xe định kỳ. Mở cửa xe trước khi bật điều hòa để trao đổi không khí trong và ngoài xe; không hút thuốc lá trong xe.

    - Khi phát hiện thấy trẻ trong xe có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu cần nhanh chóng đưa trẻ ra ngoài, nới lỏng quần áo và làm mát.

    Ngăn ngừa nguy hiểm - Cách gì?

    - Luyện tập thói quen quan sát trước khi khóa cửa rời xe, cụ thể bạn kiểm tra ghế sau mỗi khi bạn ra khỏi xe ngay cả khi bạn không chở con mình. Làm điều này mỗi lần xuống xe sẽ hình thành thói quen của bạn.

    - Đưa con bạn ra khỏi xe trước, sau đó mới quan tâm đến việc đưa các vận dụng hay hàng hóa của bạn ra khỏi xe mỗi khi trở về nhà.

    - Đặt một món đồ chơi nhỏ ở vị trí dễ quan sát hoặc ghi ra giấy nhắc việc rằng bạn có con đang ở ghế sau; Hoặc bạn có thể đặt túi xách của mình ở hàng ghế sau khi vào xe và lấy chúng khi đi ra ngoài.

    - Luôn khóa xe và cất giữ chìa khóa đúng nơi quy định, để xa tầm tay trẻ em để con bạn không thể lấy chìa khóa và tự ý mở cửa xe, rồi lại chui vào và mắc kẹt trong xe.

    - Không để trẻ em chơi trong xe hơi mà không có sự giám sát của người lớn.

    - Cài đặt một cơ chế mở cửa xe dễ dàng, để chúng có thể tự thoát ra và không thể bị mắc kẹt trong xe.

    - Ứng dụng các thiết bị cảm biến đã được phát minh, có còi báo động khi có người lẻn vào xe.

    Mặt khác, nếu bạn nhìn thấy một đứa trẻ một mình trong xe hơi, hãy gọi những bộ phận liên quan và giúp đưa đứa trẻ ra ngoài càng sớm càng tốt.

    BS. Hoài Châu

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

    Tags

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""