TINH HOA XANH

Chế biến Dược liệu

Chế biến vị thuốc Viễn chí

19/04/2019 / Biên tập 2

Bộ phận dùng: Rễ khô (Radix Polygalae). Thứ ống to, thịt dầy, bỏ hết lõi gỗ là thứ tốt. Mô tả dược liệu: Viễn chí hình ống dài, cong, dài 3-13cm, đường kính 0,3 – 1cm. Vỏ ngoài mầu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dầy và lõm sâu hoặc có vân dọc nhỏ và vết rễ nhánh như cái máng nhỏ. Dòn, dễ bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu trắng vàng, ở giữa rỗng. Hơi...

Chế biến Cát căn

17/04/2019 / Biên tập 2

Bào chế: (1) Khúc củ: Ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc) người ta đem củ về rửa sạch, lấy dao cạo sạch lớp vỏ thô xốp ở ngoài, xong cắt thành những đoạn ngắn 13cm, xếp vào trong vại, dùng nước muối đặc (Cứ 100 đoạn Sắn dây thì dùng 5kg muối pha với 10 kg nước), ngâm nửa ngày. Sau lại pha thêm một ít nước (ngâm nước lúc ngập củ là được) ngâm đủ 1 tuần...

Chế biến vị thuốc Bạch truật

13/04/2019 / Biên tập 2

Chế biến: Theo Trung Dược Đại Tự Điển: - Thái rửa sạch, ngâm nước 4 giờ, ủ kín 12 giờ (hay có thể đồ khoảng 4 giờ) cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô (để dùng sống) hay tẩm bột Hoàng thổ rồi mới phơi khô sao vàng, hoặc tẩm nước gạo đặc sao vàng. Có khi chỉ cần thái mỏng, sao cháy. - Theo kỹ thuật chế biến của Trung Quốc hiện nay có hai phương pháp: Sấy khô và Phơi...

Chế biến A giao

06/04/2019 / Biên tập 2

Bào Chế: a – Theo Trung Quốc. * Chọn loại da gìa, dầy, lông đen. Vào mùa đông – xuân (khoảng tháng 2 -3 hàng năm, lấy da lừa ngâm vào nước 2-5 ngày cho mềm ra rồi cạo lông, cắt thành từng miếng mỏng (để nấu cho dễ tan) . Nấu 3 ngày 3 đêm, lấy nước cü ra, thay nước mới, làm như vậy 5-6 lần để lấy hết chất keo của da lừa. Lọc qua rây bằng đồng...

Chế biến Địa long

06/04/2019 / Biên tập 2

Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bắt lấy giun khoang cổ, rửa sạch, dùng dao tre xâu vào đầu nó, lách dọc một đường, rửa sạch trong ruột, nhúng vào nước ấm cho nó hơi cứng và bớt nhớt, phanh nó trải lên giữa nong hoặc nia mà phơi, thấy hơi se thì mang vào sấy khô, giòn, cất kín, hoặc mang bán cho hiệu thuốc. Khi dùng lấy giun khô tẩm rượu hoặc tẩm gừng sao qua dùng hoặc...

Chế biến và bảo quản Đương quy

04/04/2019 / Biên tập 2

Chế biến - Xông diêm sinh cho mềm, rửa thật sạch, xông lại một mồi diêm sinh nữa sau đó đem phơi đến khô, độ ẩm còn 13 - 14% là được. - Hiện nay Đương quy được rửa sạch bằng nước Ozon cho vào sấy ngay không xông sinh. Cách chế biến này giúp dược liệu khô cứng, màu nâu bạc không được mềm nhuận và màu vàng cánh dán như xông sinh. - Phương pháp chế biến dùng trong đông y: +...

Chế biến Cam thảo

04/04/2019 / Biên tập 2

Theo kinh nghiệm Việt Nam: –   Rửa sạch nhanh (khỏa nhanh), đồ mềm, thái mỏng 2 ly, khi còn nóng (nếu không thái kịp nhúng ngay vào nước lạnh, ủ mềm). Sấy hoặc phơi khô (cách này thường dùng gọi là sinh thảo). –   Thái xong sao vàng thơm. –   Sau khi sấy khô tẩm mật ong (1 phần mật ong pha với 1 phần nước đun sôi), sao vàng thơm (chích thảo) (cứ 1 kg cam thảo phiến tẩm 150 – 200...

Cách chế biến và bảo quản Tắc kè

02/04/2019 / Biên tập 2

Trong y học cổ truyền, tắc kè là một trong những vị thuốc quý. Trước đây chỉ có tắc kè hoang dã sống trong tự nhiên. Nhưng ngày nay do bị săn bắt quá nhiều nên đã trở nên khan hiếm. Vì vậy để có nguồn dược liệu, nhiều nơi đã nuôi tắc kè theo phương pháp bán dã sinh. Tuy nhiên, muốn đảm bảo chất lượng dược liệu cần phải biết cách chế biến và bảo quản. Cách chế biến Tắc...

Chế biến Hoàng kỳ

26/03/2019 / Biên tập 2

Thu hái, sơ chế: Vào mùa thu, thu hoạch rễ, thường thu hoạch sau 3 năm, sau 6-7 năm thì càng tốt. Đào rễ rửa sạch đất cát cắt bỏ đầu và rễ con, phơi hay sấy khô. Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ (Radix Astragali). Mô tả dược liệu: Rễ hình viên trụ, rắn và có bột, ít khi phân nhánh, trên thô dưới nhẵn, dài 30-60cm, đường kính 1,5-3,5cm. Mặt ngoài màu vàng tro hoặc nâu xám, có những vân dọc. Mặt bẻ...

Chế biến Dược liệu Hoài sơn

24/03/2019 / Biên tập 2

Thu hái chế biến: Mùa đào củ mài tốt nhất vào thu đông và đầu xuân (từ tháng 10-11 đến tháng 3-4). Muốn có hoài sơn phải chế như sau: Củ mài đào về, rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào lò sấy trong 2 ngày hai đêm, lấy ra phơi khô là được. Nhưng nếu muốn có hình dáng đẹp dùng cho xuất khẩu cần chế biến phức tạp hơn. Củ mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng...

Phương pháp sao tẩm

19/03/2019 / Biên tập 2

Phương pháp sao tẩm Theo quan niệm Y dược học cổ truyền, phương pháp này dùng để điều khiển tác dụng của thuốc, dẫn thuốc vào từng bộ phận của cơ thể theo ý muốn của thầy thuốc (quy kinh). Dược liệu sau khi bào thái thành phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô, cũng có khi sao nóng mới tiến hành tẩm ủ. Tiến hành tẩm ủ một trong các chất sau: rượu, dấm, nước muối, nước gừng, nước mật, nước...

Các dụng cụ thông thường dùng trong chế biến

11/03/2019 / Biên tập 2

Các dụng cụ thông thường dùng trong chế biến: - Bàn chải: Chải lông ngứa, đất cát, mốc bám vào Dược liệu - Giần sàng: Để phân chia, lựa chọn và loại bỏ tạp chất - Nong nia: Dùng phơi sấy và ủ thuốc. - Dao: Dao dùng bào thái mỏng Dược liệu, dao cầu dùng thái các Dược liệu cứng hơn. Máy thái để thái các Dược liệu cứng và có năng suất cao hơn. - Thuyền tán: Tán nhỏ một số thuốc có...

ĐỀ XUẤT

Sản phẩm HOT

Hiển thị tất cả kết quả cho ""