TINH HOA XANH

Tiến sĩ Võ Văn Chi- Nhà khoa học say sưa cống hiến cho đời.

Tiến sĩ Võ Văn Chi- Nhà khoa học say sưa cống hiến cho đời.

Mọi người gọi ông là “ Pho từ điển sống của thực vật Việt Nam”, dân dã thì gọi ông là “Ông từ điển”, trong ngành thì xem ông là “ Nhà phân loại học thực vật” hàng đầu, là Linnê của Việt Nam. Ông còn là biểu tượng của sự cần mẫn trong lao động, làm việc không biết mệt mỏi để nghiên cứu khoa học và viết sách. Đó là chân dung của tiến sĩ Võ Văn Chi, một người con gốc Nghệ, cựu cán bộ giảng dạy của nhiều trường đại học lớn: Đại học tổng hợp Hà Nội, Đại học Đà lạt, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Tiến sĩ Võ Văn Chi sinh năm 1929, trong một gia đình khá giả, có học vấn ở phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Ông có 2 em trai, 6 em gái. Võ Văn Chi học chuyên khoan Huỳnh Thúc Khàng ở Đức Thọ và Hương Khê, Hà Tĩnh ( Cùng lớp với giáo sư Nguyễn Đình Tứ), sau ra học dự bị hệ đại học ở Thanh Hóa, rồi được mời về dạy ở trường cấp III tư thục Nghi Lộc. Năm 1956, ông thi vào trường Đại học Tổng hợp, ngành sinh học, ra trường tốt nghiệp loại giỏi, được giữ lại làm giảng viên.
   

Vốn là m ột giảng viên địa học ở Hà Nội nhưng Võ Văn Chi lại được nhiều trường đại học trong nước tín nhiệm, mời giảng dạy. ông và Giáo sư Võ Quý được Đại học Vinh khi còn là Đại học Sư phạm Vinh mới thành lập 1962-1963 mời vào dạy khóa đầu tiên. Sau đólà Đại học Đà lạt, đại học tây Nguyên, Đại học Quy NHơn, Đại học Đồng Thapsm trường Đại học Dược thahf phố Hồ Chí Minh.. Với kiến thức sâu rộng, với tính cách gần gũi nên đi tới đâu ông cũng được mọi người mến mộ, học hỏi.

Không có điều kiện học ở nước ngoài, Võ Văn Chi tự học là tự trau dồi ngoại ngữ. Ông sử dụng được nhiều thứ tiếng La tình, Anh, Pháp, Nga, trung,..vốn Hán học cũng khá uyên thâm. Một số sách ông viết phần giới thiệu ngoài tính khoa học còn đậm chất văn chương, Hán tự.Một trong những hướng nghiê cứu và viết nhiều của ông là thực vật làm thuốc, trong đó cuốn sách mà ông đã bỏ nhiều công sức, tâm huyết là cuốn “ Từ điển cây thuốc Việt Nam”, được nhà xuất bản y học ấn hành năm 1997, đề cập tới 3165 loài cây thuốc. Sau nhiều năm tích lũy, trăn trở avf chấp bút, ông lại tiếp tục bổ sung, chỉnh lý cuốn sách cẩn thận, chính xác, phân tra cứu công phu, thường có phần ứng dụng cụ thể rất dễ hiểu và dễ áp dụng. Năm 2012, sách được xuất bản bộ mới 2 tập đồ sộ gồm 3216 trang đề cập đến 4700 loài cây thuốc với 4470 mục từ - một công trình công phu, không phải ai cũng làm được.

TS. Võ Văn Chi đã viết về rất nhiều lĩnh vực: Từ điển cây thuốc, từ điển thực vật học; từ điển động vật và khoáng sản; từ điển sinh vật Nga- Việt – La tinh; Từ điển Sinh học Anh – Việt; Từ điển thực vật Pháp – Việt; Cây rau làm thuốc; Cây cỏ có ích; cây cảnh; Bon sai; Non bô; Cá cảnh; Rắn làm thuốc Avf thuốc chữa rắn cắn;cây thuốc Đồng Tháp Mười,hệ thực vật SaPa Lào Cai. Ông cũng xây dựng nhiều giáo trình, các bài báo trên Tạp chí chuyên ngành “Cây thuốc quý” mà ông là thành viên Hội đồng cố vấn; Dịch sách nước ngoài, giới thiệu các cây thuốc, bài thuốc như cuốn “Cây ria vàng” hay “Cây lược vàng” của Nccterova trong tủ sách gia đình của người Nga (xuất bản năm 2005), được ứng dụng chữa bệnh ở Việt Nam những năm gần đây. Ông còn có những bài báo, cuốn sách để đời như: “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” năm 2008, được Hội xuất bản Việt Nam tặng giải “Sách vàng- Sách hay”. Cả nước có 5 giải vàng và chỉ có sách của ông là công trình cá nhân. Ở tuổi ngoài 80, ông vẫn minh mẫn và say mê viết sách 10 tiếng 1 ngày với quan niệm “không viết thì thấy tiếc, phải để lại cho đời, giúp ích cho đời cái gì đó”. Số trang sách mà ông viết nếu được xếp chồng lên nhau thì đã có chiều cao và cân nặng vượt chiều cao 1m64 và số cân nặng của ông.
       

Cuộc đời tiến sĩ Võ Văn Chi có nhiều điểm độc đáo, khác lạ với nhiều người. Đó là học Đại học Tổng hợp khóa đầu tiên, bảo vệ luận án Tiến Sỹ đầu tiền trong nước ở Việt Nam (1978); Viết luận án Tiến sỹ không có người hướng dẫn; Một mình làm từ điển (mà thông thường là cả một hội đồng khoa học với nhiều người chấp bút). Trong khi còn giảng dạy ở các trường Đại học, ông không được cử đi học hoặc nghiên cứu ở nước ngoài. Nhưng sau khi nghỉ hưu ông lại được nhiều viện nghiên cứu khóa học các nước nhiều lần mời sang thăm và dự hội thảo.Nhiều nhà khoa học Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hà Lan,...tự tìm đến nhà ông ở TP.Hồ Chí Minh để tìm hiểu và trao đổi khoa học, mặc dù không có người nào hoặc cơ quan nào giới thiệu. Khi được ông hỏi lý do, họ đểu nói : “Chúng tôi tìm đến vì sách của ông”. Cõ lẽ “đại phú sơn lâm hữu khách tầm” là thế, mặc dù ông không phải là “đại phú” gì.

Nhà lân học, GS.TS Thái Văn Trừng (Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000) nói với ông: “Mình phải mua sách của Chi để tặng thiên hạ”. Một Giáo sư Sinh học ở Trường Đại học Vinh nói với ông” “Sách của anh, ngành Sinh học trong các trường đại học và cơ sở nghiên cứu đều cần lắm”. Sinh thời, GS.TS Sinh học Đỗ Tất Lợi (một con người tài đước, khả kính, Giải thưởng Hồ CHí Minh đợt 1 năm 1996) nhắc nhở với mọi người: “TS. Võ Văn Chi là người quý hiếm. Phải chăm sóc và giữu gìn lấy ông ấy”. Cách đây hơn 10 năm, Đài truyền hình TP.Hồ Chí Minh cũng có phòng sự về ông, với thời lượng gần 30 phút. Gần đây, một nhà thực vật học người Mỹ cũng cùng với ông lên Lâm Đồng để tìm hiểu về thực vật. Đi đến đâu, gặp những cây kỳ là, nhà khoa học người Mỹ cũng được ông giới thiệu tường tận, viết tên khoa học bằng tiếng Latinh của từng cây chính xác như trong từ điển. Khi về nước, nhà khoa học Mỹ đã có một bài ca ngời trí tuệ , kiến thức của ông và con người Việt Nam.

Gần gũi với cây cỏ, thiên nhiên, gần gũi thân tình với mọi người là phẩm chất dễ thấy của ông,. Ông tiếp xúc được với tất cả mọi đối tượng. Từ các nhà khoa học lớn đến những người nông dân bình thường. Chính vì thế mà ông đã khai thác được nhiều bài thuốc dân gian bổ ích rồi phổ biến lại và cùng tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho mọi người cách sử dụng cây cỏ, hoa lá cho đời sống con người. So với quá trình giảng dạy đại học và các công trình nghiên cứu khoa học, với sách vở, giáo trình đã viết, Tiến sĩ Võ Văn Chi đã thực hiện và có được, nếu công tác ổn định tại một cơ sở đào tạo đại học và làm thủ tục, hồ sơ đăng ký chức danh thì có thể đạt học vị, học hàm cao hơn. Nhưng tuổi đã cao, cái ham muốn của ông không phải là chức danh mà là các công trình, sách vở cho bao thế hệ trẻ sau này.

Làm được gì đó, dù là nhỏ nhoi để giúp ích cho người, cho đời là ước mơ cháy bỏng của Võ Văn Chi – một nhà khoa học lớn nhưng rất chân tình, bình dị. Ông là hiện thân của sáng tạo, cống hiến, lao động miệt mài trong nghiên cứu khoa học.

Sưu tầm

 

Bình luận:

Nguyen thi thanh thao

20/06/2022

chỉ cho con cach cai ruou bia bang con cuon chieu với


VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""