TINH HOA XANH

Lê Hữu Trác - Hải Thượng Lãn Ông

Lê Hữu Trác “Hải Thượng Lãn ông”

Lê Hữu Trác có biệt hiệu là “Hải Thượng Lãn Ông” người Đường Hào, tỉnh Hải Dương, nay thuộc xã Liên Xá, huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên.

 

Vào cuối thời Lê (1720) gọi là xức Đông Ngàn. Chữ Hán “Lãn Ông” có nghĩa là ông già lười. Là người sinh trưởng nơi đồng quê, có tấm lòng nhân hậu, luôn nghĩ tới người nghèo nên Hải Thượng Lãn Ông chỉ lười với công danh phú quý mà thôi. Còn cuộc đời ông lại là cuộc đời bận rộn của một lương y với tấm lòng tất cả vì người bệnh. Lãn Ông là một đại danh y ở nước ta.

Xem phim truyền hình nhiều tập “Hoàng Lê Nhất Thống Chí ” và nếu đã đọc “Thượng Kinh Ký Sự ” thì sẽ thấy Hải Thượng Lãn Ông không những là thầy thuốc xuất sắc mà còn là một nhà văn lớn thời kỳ này. Tập ký sự này là một sử liệu vô giá : thấy được thời kỳ ấy nhân dân đói khát mà triều đình ở kinh thành Thăng Long thì rực rõ vàng son, xa hoa lộng lẫy. Không những là một danh y, một nhà văn, mà Lê Hữu Trác còn là một nhà thơ. Thơ của Lê Hữu Trác và loại tài ba, xin trích bài Vịnh “Long Sơn tự ” khi qua chùa Long Sơn (Quỳnh Lưu – Nghệ An) trên đường về kinh theo lệnh của nhà chúa để chữa bệnh cho Trịnh Sâm ( tho dịch của Sỹ Giàng qua bài thơ nguyên bằng chữ Hán) :

Chúa thiêng dựng ở núi này,

Chuông treo vách đá ngày ngày ngân vang.

Mưa thu cỏ ướt mấy hàng,

Ráng chiều mờ ảo khuất ngang khóm tùng.

Ngày tàn thơ cản tấm lòng,

Tiếng chim cây hót trong rừng xôn xao.

Chiếu Vua dục dã đã lâu,

Cười rằng ông Lãn bước mau dặm trường.

Lê Hữu Trác đã ghi lại trong sách thuốc “Y Tông Tâm lĩnh” rằng: “Việc làm thầy thuốc không phải chữa bệnh là khó… mà không cứ những lúc cheo leo, không nên từ chối những lúc hiểm nghèo, thăm người có bệnh lúc đêm hôm hay mưa gió hoặc gặp những trường hợp khó khăn, bệnh nguy kịch không nên từ chối, theo đúng lương tâm nhà nghề. Người có bệnh cần đến nơi, họ mời, là mình phải đi. Hễ đến thăm bệnh là hết sức cứu chữa. Nếu thấy bệnh dễ thì làm, bệnh khó thì bỏ, hay nói khéo để từ chối sao có thể gọi là thiên chức của lương y được…”. Hải Thượng Lãn Ông không phải làm nghề thầy thuốc để làm giàu mà chữa bệnh cứu người với tất cả tài năng, để làm phúc là chính. Với người nghèo, ông không những không lấy tiền công mà còn giúp thêm đồng tiền bát gạo.

Hơn 70 năm trên cõi đời, “Ông già lười” đã để lại cho đời Bộ y thư đồ sộ: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển chia thành 28 tập. Những y răn này vẫn mãi còn nguyên giá trị cho hậu thế.

Caythuocquy.info.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""