Hoa Đà - Thần y cuối thời Hán
Hoa Đà (khoảng 145 - 208 công nguyên), là người huyện Tiếu, nước Bái, cuối thời Đông Hán, nay thuộc Hào Châu tỉnh An Huy. Ông phát minh ra rất nhiều thuật điều trị, như gây tê và hô hấp nhân công. Thời đại mà Hoa Đà sinh sống là cuối thời Đông Hán thời kỳ đầu thời Tam Quốc. Lúc bấy giờ quân phiệt rối loạn, thường xuyên xảy ra hạn hán lũ lụt, dịch bệnh hoành hành, Hoa Đà thà đặt chân đi khắp các nơi cũng không thèm làm quan, ông đã cứu chữa cho nhiều người. Tuy ông chỉ sống có 63 năm, nhưng cả cuộc đời ông đã chữa cho vô số người bệnh.
Hoa Đà là một trong những thầy thuốc khoa ngoại xuất sắc hiếm có trong lịch sử y học Trung Quốc, ông sành về áp dụng các phương pháp gây tê, tiêm, châm cứu, còn giỏi về làm phẫu thuật khoa ngoại mở lồng ngực và mổ phần bụng. Hoa Đà còn sáng tạo và ghi lại thuật "Ngũ cầm hý", có nghĩa là mô phỏng hình thái động tác và thần thái của năm loại động vật là hổ, nai, gấu, vượn và chim, để thư giãn gân cốt và lưu thông huyết mạch.
Trích sách: Những bậc thầy nổi danh về y đức