Dược liệu
Hoa tử uy - Vị thuốc điều hòa kinh nguyệt
Trong y học cổ truyền, hoa Tử uy là bộ phận dùng làm thuốc khi hoa mới nở, ngọt, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng ích khí, lương huyết, làm tan máu tụ, điều hòa kinh nguyệt, chủ trị các bệnh của phụ nữ. Tử uy tên khác là Đăng tiêu, Lăng tiêu, Nữ uy, là một loại dây leo với tán lá luôn xanh. Rễ chùm mọc từ thân cây. Trong y học cổ truyền, hoa Tử uy...
Bạch đồng nữ trị bạch đới, rối loạn kinh nguyệt
Theo Đông y, rễ Bạch đồng nữ có vị ngọt nhạt, tính mát, vào hai kinh: tâm và tỳ. Tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, khu phong trừ thấp, điều hoà thể dịch. Bạch đồng nữ còn gọi Mò hoa trắng, Mò trắng, Bấn trắng… xích đồng nam; hình thái rất giống Bạch đồng nữ nhưng có hoa màu đỏ, quả màu lam đen. Loài Clerodendrum paniculatum L, gọi là Ngọc nữ đỏ hay Mò mâm xôi; rất giống cây xích đồng...
Đương quy: “Thánh dược” bổ máu
Theo tài liệu cổ, Đương quy là “thánh dược” bổ máu hàng đầu trong Đông y, không chỉ có tác dụng dưỡng huyết mà còn hoạt huyết, chỉ huyết và nhiều công dụng khác nữa. Theo thống kê của các tài liệu cho thấy trong tất cả bài thuốc bổ của Đông y thì vị thuốc Đương quy được sử dụng nhiều nhất. Điều này chứng tỏ lợi ích của vị thuốc này trong công dụng bồi bổ sức khỏe là...
Cây Tề thái chữa xuất huyết, lợi niệu
Tên khác: cây Tề, Địa mễ thái hay Tề thái, Cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella bursa - pastoris (L.) Medic., họ Cải (BRASSICACEAE). Tề thái là loại cỏ mọc hoang ở miền Bắc nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây. Trong dân gian cũng dùng để nấu cháo, ép nước tươi để uống hoặc làm bánh dạng bánh khúc Tề thái, dùng cho các loại xuất huyết, phù nề, đau mắt đỏ, viêm đường tiết...
Diên hồ sách - Thuốc hoạt huyết tán ứ, hành khí giảm đau
Diên hồ sách còn có tên huyền hồ sách, duyên hồ sách..., là thân củ khô của cây diên hồ sách (Corydalis ambigua Ch. Et Schl.), hoặc (Corydalis bulbosa DC.), thuộc họ thuốc phiện (PAPAVERACEAE). Vị thuốc thường được chế biến với giấm để tăng tác dụng giảm đau. Về thành phần hóa học, diên hồ sách chứa alkaloid: corydalin, dehydrocorydalin, protopin, corybulbin... Theo Đông y, diên hồ sách vị cay, hơi đắng, tính ôn; vào các kinh: tâm, can, tỳ....