Châm Cứu Giáp Ất Kinh nói môm na là Châm cứu ABC, Châm cứu bước đầu do nhà châm cứu học Hoàng Phủ Mật hồi thế kỷ thứ 3 biên soạn. Đây là bộ sách thuộc loại kinh điển đã đóng góp thêm vào việc thúc đẩy ngành châm cứu học phát triển tiếp sau Nội kinh-Linh khu, và là bộ sách chuyên ngành đầu tiên viết về môn châm cứu học có hệ thống thời xưa truyền lại đến ngày nay. Trong bộ Châm Cứu Giáp Ất Kinh, Hoàng Phủ Mật đã xác định 349 tên huyệt châm cứu, trong đó có nhiều tên huyệt chưa hề thấy trong Nội kinh. Theo vị trí và kinh lạc khác nhau trên cơ thể con người, bộ sách này đã viết rõ tác dụng điều trị chủ yếu của các huyệt, bàn về lý luận châm cứu cùng các loại bệnh có thể chữa bằng châm cứu, phương pháp thao tác và những điều cấm kỵ v.v...
Biên soạn bộ Châm Cứu Giáp Ất kinh là đợt tổng kết thứ 2 quy mô đối với ngành châm cứu học, nó có tác dụng thừa kế những tinh hoa của người trước, gợi ý thêm cho đời sau. Từ bộ Châm cứu Giáp Ất kinh ra đời vào thế kỷ 3 cho đến đời Tống thế kỷ 11, những sách viết về châm cứu học thời ấy, phần nhiều đều tham khảo đến bộ sách này. Sau thế kỷ 5, sách này lần lượt truyền ra một số nước ngoài. Hiện nay, sách được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, đã gây được tác dụng khá lớn trong việc truyền bá môn châm cứu học khắp nơi. Hoàng Phủ Mật sinh năm 215, mất năm 282, người Triều Nã, An Định (nay ở vùng phía Tây Nam huyện Linh Đài, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) thời Ngụy – Tấn. Trong thời kỳ ông còn sống, chiến tranh xảy ra liên miên, người dân rơi vào cảnh lầm than khốn khổ, nghèo đói bệnh tật, dịch bệnh lan tràn khắp nơi. Do phương pháp châm cứu giản tiện, ít tốn kém nên đã được lưu hành rộng rãi trong dân gian. Hoàng Phủ Mật vốn không phải là người làm nghề y, nhưng ông thấy lúc bấy giờ bệnh dịch hoành hành khắp nơi, và đến tuổi trung niên ông lại mắc bệnh Phong tý (giống như bệnh thấp khớp hiện nay), vì bị cơn bệnh giày vò đau khổ, nên ông quyết tâm nghiên cứu y học, nhất là học tập môn châm cứu. Ông đã tổng kết những thành tựu của châm cứu học từ hơn 200 trước công nguyên đến hơn 200 năm sau công nguyên, chọn lọc các chương bàn luận về châm cứu trong Nội kinh rồi chỉnh lý lại một cách có hệ thống. Hơn nữa ông đã tham khảo các huyệt vị theo từng bộ phận đầu, mặt, ngực, bụng, lưng, và phương pháp chữa các thứ bệnh bằng châm cứu trong bộ Minh đường khổng huyệt châm cứu trị yếu kết hợp với kinh nghiệm thực tế chữa bệnh bằng châm cứu của mình, biên soạn xong bộ Châm Cứu Giáp Ất Kinh vào năm 265.
Bộ Châm Cứu Giáp Ất Kinh gồm 12 quyển, chia làm 2 tập: Tập 1 gồm 6 quyển đầu, tập 2 trình bày 6 quyển còn lại. Bộ sách được biên dịch ra tiếng Việt bởi 2 dịch giả nổi tiếng trong giới Đông y ở nước ta là Lê Quý Ngưu và Lương Tú Vân. Bản gốc viết bằng văn ngôn cổ, nội dung súc tích cô đọng, tuy nhiên, những người dịch đã rất cố gắng để truyền tải lại ý tứ trong y văn của tiền nhân đến độc giả một cách rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu nhất. Tin rằng, bộ sách này sẽ bổ ích cho những người muốn nghiên cứu ngành châm cứu cổ điển Trung Quốc, biết được gốc gác tư tưởng của cổ nhân trong bộ môn châm cứu đã được thể hiện trên người bệnh suốt hơn 1700 năm qua.
Tinh Hoa Xanh trân trọng giới thiệu bộ sách quý đến độc giả! Để biết thêm thông tin chi tiết về sách cũng như những ấn phẩm – sản phẩm khác từ Tinh Hoa Xanh, mời quý vị liên hệ bằng một trong các cách sau: * Số điện thoại: 024 6686 0489 – 0943 394 756 (Zalo). Hoặc quý vị có thể tìm kiếm thông tin và đặt mua các ấn phẩm, sản phẩm bằng cách truy cập vào một trong các địa chỉ: Website: www.tinhhoaxanh.vn - Fanpage: www.facebook.com/tinhhoa.xanh và www.facebook.com/sachyhctvdl
Tinh Hoa Xanh trân trọng giới thiệu!